Thông tư 30: Nhiều giáo viên lúng túng khi đánh giá học sinh

Thu Hiền - Quang Phồn - Đức Thắng (Ban Thời sự)-Thứ ba, ngày 07/06/2016 20:51 GMT+7

VTV.vn - Khi thực hiện Thông tư 30, nhiều giáo viên lúng túng khi đánh giá học sinh. Ít giáo viên được tham gia dạy học phát triển năng lực học sinh.

Với đại đa số phụ huynh học sinh, tấm giấy khen là một chứng nhận thành tích, phản ánh rõ nét nhất lực học của con em mình trong cả một năm học. Nếu như trước đây chỉ có hai loại giấy khen: học sinh giỏi và học sinh tiên tiến, thì năm nay lại xuất hiện một số loại giấy khen với danh hiệu khá khó hiểu, như giấy khen "từng mặt". Câu chuyện về những tấm giấy khen này đang đặt ra những câu hỏi về cách thức thực hiện Thông tư 30 - một thông tư được cho là sẽ làm thay đổi bộ mặt của giáo dục tiểu học.

Tấm giấy khen với danh hiệu "học sinh khen từng mặt" đã gây ra những cuộc tranh cãi ngay khi năm học kết thúc. Đến mức một trường tiểu học đã quyết định rút giấy khen về và xin lỗi phụ huynh. Trên thực tế, cách ghi giấy khen này không sai so với quy định trong Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đó là học sinh phải được đánh giá toàn diện trên tất cả các mặt: năng lực học tập, kỹ năng độc lập, kỹ năng hợp tác, hay ý thức đạo đức. Mặt nào tốt sẽ được tuyên dương khen thưởng.

Thông tư 30 ra đời, với thay đổi lớn nhất là không đánh giá học sinh bằng điểm số, mà chỉ bằng những lời nhận xét, động viên học sinh. Nhưng để Thông tư này mang lại hiệu quả như những người làm ra nó mong muốn, bản thân các bậc phụ huynh và học sinh cũng phải tham gia quá trình đánh giá này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết Thông tư 30 sẽ tiếp tục được áp dụng trong năm học tới, với nhiều đổi mới thiết thực và cụ thể hơn, dựa trên những hạn chế thiếu sót được dư luận chỉ ra trong thời gian qua.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trênTV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước