Đến năm học 2015-2016 sẽ phát triển thêm 4 quận, huyện và thí điểm tại 24 quận, huyện vào năm học 2016-2017. Từ giai đoạn 2017-2020, sẽ nhân rộng mô hình này ra toàn Thành phố, để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của những công nhân, công chức, viên chức không có điều kiện chăm sóc trẻ ở nhà.
Nội dung trên được thông qua tại cuộc họp chuyên đề về công tác quản lý Nhà nước đối với giáo dục mầm non của HĐND TP.HCM ngày 14/6.
‘ Ảnh minh họa
Việc thực hiện lộ trình nhận trẻ từ 6 đến 18 tháng tại các cơ sở công lập chủ yếu phục vụ Khi thực hiện lộ trình thí điểm nhận trông trẻ từ 6-18 tháng tuổi, Sở GDĐT TP.HCM sẽ lựa chọn giáo viên, bảo mẫu tại các khu vực này để đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thí điểm.
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GDĐT TP.HCM cho biết, ở bậc học mầm non, hiện Thành phố đang thiếu cơ sở vật chất như trường lớp, quỹ đất xây trường cũng như giáo viên và đặc biệt là hệ thống dành cho trẻ từ 6-18 tháng tuổi thiếu trầm trọng, gây khó khăn cho người lao động, nhất là ở những KCN, KCX và khu vực đông dân cư.
Hiện nay, TP.HCM có 907 trường mầm non với 336.008 trẻ ở độ tuổi mầm non, trong đó ngoài công lập là 172.274 trẻ với tổng số giáo viên là 18.544 người (có trên 71% giáo viên đạt chuẩn) nhưng còn thiếu 2.000 giáo viên mầm non nên phải sử dụng bảo mẫu làm công việc của chuyên môn của giáo viên.
Trước mắt, để thu hút nguồn nhân lực cho phát triển giáo dục mầm non, Thành phố sẽ bổ sung các chức danh nhân viên nuôi dưỡng, bổ sung biên chế cho một số phòng Giáo dục Đào tạo quận, huyện làm công tác giáo dục mầm non; có chế độ hỗ trợ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Mục tiêu của Thành phố đến năm 2020 là tăng tỉ lệ trẻ tại các cơ sở mầm non công lập từ 31,9% (2014) hiện nay lên 40% (2020), cơ sở ngoài công lập từ 26% (2014) lên 50% (2020), giảm tỉ lệ trẻ tại nhóm trẻ gia đình từ 41% (2014) xuống 10% (2020). Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng thêm hơn 5.000 giáo viên có trình độ đạt chuẩn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của giáo viên mầm non.