Học tập qua làm dự án là gì?
Học tập qua làm dự án (Project-based learning - PBL) là phương pháp tạo cơ hội cho người học phát triển kiến thức và kỹ năng thông qua tham gia vào một dự án, giải quyết các vấn đề thực tế. Đây là quá trình người học nghiên cứu, phản hồi một vấn đề thách thức, phức tạp với sự chú tâm và nỗ lực lâu dài, học qua thực hành.
Tại sao Học tập qua làm dự án lại hiệu quả?
Mô hình nón kinh nghiệm của nhà giáo người Mỹ Edgar Dale, mô tả sự tương quan trong quá trình hấp thu kiến thức giữa các phương thức học tập khác nhau.
Kiến thức là kết quả của trải nghiệm. Những việc vặt, một buổi thuyết trình, tổ chức một sự kiện gây quỹ, tất cả đều là dự án. Đó chính là tinh thần nằm sau PBL. PBL giúp học sinh/sinh viên (GenZ) biết cách suy nghĩ phản biện, sáng tạo và độc lập khi đối mặt với mọi vấn đề.
PBL hướng GenZ đến giải quyết các thách thức thực tế của thế giới, chia nhỏ các vấn đề trong tương lai thành các nhóm nhỏ hơn, tập hợp đội nhóm, dẫn dắt các thành viên liên quan khác nhau để triển khai và thực thi các giải pháp.
Bản thân việc học là một phần của hoạt động xã hội và nó sẽ trở nên hiệu quả nhất khi được đặt vào trong bối cảnh xã hội. Thay vì gò bó trong phạm vi nhà trường, việc học cần được gắn kết với bối cảnh cộng đồng thực tế để kiểm chứng các kiến thức, trải nghiệm và rút ra tích luỹ cá nhân.
Mô hình PBL được xuất phát từ các trường Y, nơi mà việc học tập dựa trên trải nghiệm, thực hành đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Giờ đây, PBL đã trở nên phổ biến hơn và được áp dụng nhiều vào các chuyên ngành, bậc học khác nhau. Ở Việt Nam, PBL thường được gọi là: Dạy học dự án. Tuy nhiên, cách gọi này chưa thể hiện được hết tinh thần của PBL khi đặt vấn đề dạy làm trọng tâm. Học tập qua làm dự án không phải là làm dự án. Kết quả cuối cùng của dự án không phải là sản phẩm hay bản thân dự án đó mà là những kỹ năng, kiến thức và thái độ người học đã phát triển được.
Các yếu tố cần thiết của PBL
+ Tập trung vào các câu hỏi/thách thức/vấn đề lớn, mở
+ Khơi gợi sự tò mò, liên tục đặt các câu hỏi để tìm kiếm câu trả lời
+ Sử dụng nhiều kỹ năng của thế kỷ 21 như Tư duy phản biện, Giao tiếp, Hợp tác, Sáng tạo
+ Cơ hội để phản hồi, điều chỉnh kế hoạch và dự án
+ Chấp nhận lời phê bình và sẵn sàng sửa đổi dự án
+ Ra mắt sản phẩm/dự án
Tất cả các yếu tố này khi kết hợp với nhau sẽ giúp GenZ nắm bắt được các kiến thức, hiểu biết, kỹ năng cốt lõi để thành công.
Hiện nay, PBL khá phổ biến ở Việt Nam dưới hình thức các nhóm dự án cá nhân được bảo trợ bởi các tổ chức xã hội, phi chính phủ, hoặc các dự án thuộc các CLB của trường học. Nhiều GenZ từ những năm học cấp 3 hoặc năm nhất Đại Học đã tự thành lập nhiều dự án, biết cách tập hợp đội nhóm, làm đệ trình hồ sơ tài trợ, triển khai kế hoạch truyền thông.
Bạn Đỗ Phương Nhi, Co-founder Enlove Project - dự án thuộc Z.Lab, được tổ chức bởi MXH Lotus nhằm hỗ trợ gen Z tổ chức dự án thành công, phát triển bản thân và sự nghiệp - chia sẻ: “Chúng em học được cách quản lý và sắp xếp công việc, các kỹ năng giao tiếp và ứng xử, cũng như luôn sáng tạo trong công việc để đạt được hiệu quả cao nhất”.
Nền tảng kêu gọi vốn online, đệ trình dự án và nhận nguồn vốn nhanh chóng cho các dự án GenZ. Đây được đánh giá là mô hình “Shark Tank” phiên bản GenZ under 22.
Đây là phương pháp học tập giúp nhiều GenZ có nguồn vốn để triển khai dự án theo PBL, nâng cấp CV và hồ sơ xin học bổng.
Một số dự án trên website của Z.Lab
Đã có gần 100 dự án, thuộc hơn 50 nhóm dự án, câu lạc bộ, trường THPT, trường đại học trên toàn quốc “gọi vốn” thành công, và trên 80% được giải ngân qua Z.Lab. Các dự án được ưu tiên xét duyệt thuộc chủ đề Phát triển bền vững, Kỹ năng lãnh đạo, Sức khỏe tinh thần, Sáng tạo nghệ thuật… Đặc biệt, Z.Lab không giới hạn mức tối đa tài trợ cho một dự án cũng như số lượng tài khoản học tập.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!