Ngày 30/9, Hội thảo "Tự chủ đại học - Cơ hội và Thách thức" đã được Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức với sự tham dự của gần 300 đại biểu.
Trước băn khoăn của nhiều trường đại học khi cho rằng, tự chủ đại học là phải tự chủ về tài chính, sẽ không còn được nhà nước cấp kinh phí, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Các đồng
chí hãy bỏ ý nghĩ trong đầu nỗi sợ rằng nếu tự chủ sẽ không được nhà nước đầu tư
nữa, tôi khẳng định tự chủ không phải là Nhà nước không đầu tư, chỉ có điều sẽ thay
đổi các đầu tư. Tại Pháp, Đức, nhiều trường theo phương án tự chủ nhưng nhà nước vẫn cấp kinh
phí. Có thể thấy những trường đại học tự chủ hiện nay, nếu để ý sẽ
thấy các trường được nhiều lợi ích vì nắm nhiều quyền mà vẫn được Nhà nước đầu tư kinh phí".
Hội thảo thu hút gần 300 đại biểu đại diện cho các trường đại học, cao đẳng tham gia
Phó Thủ tướng cũng cho biết thêm, ngày nay, nói đến tự chủ đại học, nhiều người nghĩ thiên lệch về tự chủ tài chính nhưng như vậy là chưa đủ. Thứ nhất, yếu tố cấu thành tự chủ đại học phải là tự chủ về chuyên
môn, dạy học và nghiên cứu. Thứ hai là tự chủ bộ máy tổ chức, nhân sự. Và cuối cùng là tự chủ về tài chính.
Ngoài câu chuyện tài chính, theo Phó Thủ tướng, việc tự chủ đại học còn vướng mắc ở một số điểm.
Thứ nhất, tự chủ sẽ dẫn tới lo ngại cho quyền quy định học phí ở mức cao hơn (mức trần cao
hơn so với các trường chưa tự chủ). "Rõ ràng, nếu muốn chất lượng đầu ra ổn định, ta không thể duy trì mức học phí thấp trong khi Nhà nước không thể đầu tư như
các nước phát triển. Trong khi đó, vẫn tồn tại thực tế nhiều học sinh du học tại chỗ tại những trường được nước ngoài đầu tư, học phí còn cao gấp trăm lần mức học phí các trường trong nước", Phó Thủ tướng cho biết.
Thứ hai,
tự chủ liên quan đến quản lý nhà nước của Bộ: tự chủ bao gồm cả các trường
ngoài công lập, với những quy định không cần thiết và phù hợp với nền
giáo dục tiên tiến thì cần rà soát lại.
Ngoài vấn đề kinh phí, Phó Thủ tướng đưa ra một số vấn đề cần giải quyết khi các trường triển khai tự chủ đại học
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy các Hội đồng trường (trừ nhóm trường ngoài
công lập) vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình, nặng về hình thức, quyền lực vẫn tập
trung ở Hiệu trưởng. Trong khi đó, để chuyển sang tự chủ đại học, Hội đồng trường rất quan trọng với trách nhiệm giải trình xã hội, giảm và bỏ can thiệp hành chính của các cơ quan
chủ quản.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh rằng, đổi mới đại học là một quá trình phức tạp, khó khăn vì liên quan tới con người nên đòi hỏi các cơ quan, ban ngành, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm hơn, khấu triệt và quyết tâm
cao hơn trong thời gian tới.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tạiTV Online!