Trong khi ở Việt Nam, kiến thức Công nghệ trong chương trình phổ thông chỉ dừng ở mạch điện trong nhà hay động cơ đốt trong, học sinh thế giới đã làm quen với lập trình và tự động hóa từ rất sớm.
3D-Printing, CAD Design, IoT, Robotics… là các nội dung được triển khai trong FutureHack. Được mô tả trực quan bởi giáo cụ và trình bày đơn giản là cách các chuyên gia MIT giúp các học sinh 12 tuổi tiếp nhận hiệu quả các khái niệm công nghệ mới mẻ.
Ở độ tuổi mà trí tưởng tượng và những phát kiến xuất hiện với tần suất dày nhất, trại sinh được dạy cách biến chúng thành hiện thực. Sân mini golf trong toilet hay những thú cưng robot để trị liệu tâm lý cho người già là những sản phẩm của FutureHack. Không có giới hạn – tư duy của các ông lớn công nghệ như Samsung hay Apple, thực ra lại chính là thiên tư của những học sinh tuổi 12.
MIT từ lâu được biết đến không chỉ là thánh đường phát minh với 85 giải Nobel, mà còn là vườn ươm những Start-up tỷ đô, tiêu biểu là Tập đoàn Công nghệ HP hay Dropbox. Tại FutureHack, sau khi học cách tạo sản phẩm, học sinh tiếp tục được hướng dẫn cách khởi nghiệp từ chúng. MIT Bootcamp nổi tiếng với bộ 3 giáo trình Khởi nghiệp, thường được gọi là Entrepreneurship 101, 102, 103: vai trò trung tâm của khách hàng, những nỗ lực của một doanh nghiệp tối ưu trải nghiệm người dùng, và quản trị dòng tiền hiệu quả.
Các học sinh trong chương trình được chia nhóm ngẫu nhiên để phát triển ý tưởng, xây dựng sản phẩm và thiết kế một kế hoạch kinh doanh. Cuối FutureHack, một buổi đấu thầu với sự tham gia đánh giá của các nhà đầu tư và các huấn luyện viên, các giáo sư trong chương trình sẽ tìm ra dự án xuất sắc nhất.
Dấu ấn Việt Nam tại FutureHack
Tại Việt Nam, Viện Hợp tác Quốc tế và Du học iStudent – một thành viên của Tập đoàn Nguyễn Hoàng – là đơn vị tuyển sinh FutureHack. Học sinh khi đăng ký phải trải qua hai phần thi: Viết luận tiếng Anh và Phỏng vấn với chuyên gia của MIT Bootcamp. Năm 2017, 4 học sinh được chọn tham gia FutureHack là Nguyễn Hà Thùy Dương (12 tuổi), Nguyễn Đình Tuấn Kiệt (15 tuổi), Bùi Trần Minh Anh (13 tuổi) và Trương Hoàng Anh Thư (12 tuổi). Trong lần đầu tiên đến MIT, các em đã gây ấn tượng mạnh với các giáo sư và chuyên gia của MIT Bootcamp.
"Tôi rất ngạc nhiên và thích thú nhìn học sinh Việt Nam tại FutureHack. Tôi xem mỗi nhóm dự án của chương trình như một startup và dù các em ở nhóm nào, các học sinh Việt Nam luôn rất vừa vặn với vai trò CEO trong startup của mình. Các bạn chủ động, giao tiếp tốt, và có khả năng tập trung cao" - Ning Shirakawa, Nhà sáng lập Taktopia, Huấn luyện viên của MIT Bootcamp nói về các Trại sinh Việt Nam tại FutureHack.
Trương Hoàng Anh Thư (12 tuổi, học sinh Trường Quốc tế Bắc Mỹ - SNA) chia sẻ: "4 học sinh Việt Nam là những người nhỏ nhất trại hè, nhưng chúng em không hề tự ti. Chúng em luôn là người chủ động, là trưởng nhóm hoặc là người đại diện nhóm thuyết trình trong các bài học. Mình nhỏ hơn thì mình cố gắng hơn là được!"
Anh Thư, Minh Anh và 3 người bạn Nhật Bản khác đã thực hiện một dự án có tên WekUp - một chiếc băng bịt mắt ngủ có tích hợp thiết bị đánh thức thông minh. WekUp đã chiến thắng giải thưởng Best Product tại FutureHack 2017.
Hãy nghĩ khác và nghĩ lớn
Giữa cơn khủng hoảng của các Start-up non trẻ, xã hội bắt đầu nói nhiều hơn về khởi nghiệp bài bản và bền vững. Công nghệ đóng vai gì trong Start-up? Ai là khách hàng? Start-up làm được gì cho khách hàng? Và chúng ta cần gì để làm được điều đó? Không chỉ FutureHack, MIT có rất nhiều các chương trình đào tạo sớm cho học sinh trung học về tư duy khởi nghiệp.
Câu khẩu hiệu "Drink from the firehose" (Hãy uống nước bằng vòi chữa cháy) mà sinh viên MIT vẫn truyền miệng, cũng chính là tinh thần học tập và làm việc tại ngôi trường danh giá này. Hãy nghĩ khác và nghĩ lớn. Những học sinh lớp 6, lớp 7 Việt Nam tại FutureHack đã chứng minh rằng, không bao giờ là quá sớm để theo đuổi kiến thức, chứng minh bản thân và chinh phục thành tựu.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.