Lựa chọn nghề theo đám đông gây ra những tác động tiêu cực như thế nào?

Tư vấn TS-Chủ nhật, ngày 11/05/2014 06:00 GMT+7

Với những quan niệm lựa chọn nghề theo sở thích, theo đám đông thì sẽ gây ra những tác động tiêu cực như thế nào cho cá nhân người học, cho cơ sở đào tạo và cho thị trường lao động?

Nhà giáo Nguyễn Quốc Quân – Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang:

- Không ít số học sinh lựa chọn ngành nghề theo tâm lý đám đông. Các em chưa xác định học để làm gì, không quan tâm đến cơ sở học đáp ứng điều gì trong quá trình học, và cả cơ hội việc làm sau này. Từ đó, dẫn đến các hệ lụy đáng tiếc là lãng phí thời gian và tiền bạc; quan trọng hơn còn dẫn đến tâm lý hoang mang, khủng hoảng khi không tìm được việc làm. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ đang ngày càng phổ biến.

PGS.TS Đỗ Văn Trường – Phó hiệu trưởng Trường CĐ nghề Bách Khoa, Hà Nội:

- Sự chọn nghề theo tâm lý đám đông đã gây ra tâm lý tiêu cực cho cá nhân người học, cơ sở đào tạo và cả xã hội. Các em có nhận thức chưa thật sự chín chắn, các em chọn nghề theo phong trào. Tôi có lời khuyên: các em không thể có tầm nhìn xa, tôi khuyên các bậc phụ huynh nên định hướng sớm nghề nghiệp cho con em mình thông qua các phương tiện truyền thông và các báo cáo khảo sát. Nếu các em chọn đúng nghề sẽ có việc làm sau này.

ThS Nguyễn Đức Thọ - Phó hiệu trưởng Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ:

- Một số học sinh có nhận thức hạn chế trong việc chọn ngành nghề. Các em chưa chú ý đến việc phục vụ sau này, nên các em chọn nghề theo sở thích, đám đông... mà không quan tâm đến cơ hội việc làm sau này. Từ đó dẫn đến việc hàng loạt sinh viên thất nghiệp, hoặc làm trái nghề. Không chỉ vậy, tình trạng "liên thông ngược" đang ngày phổ biến, từ đó dẫn đến tác động tiêu cực: tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc; các em cần sáng suốt lựa chọn, nên chú ý đến cơ hội việc làm sau này.
 

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước