Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân là điểm nhấn quan trọng năm 2016

Thu Ngà-Thứ tư, ngày 04/01/2017 01:27 GMT+7

VTV.vn - Bộ trưởng Bộ GD - ĐT đã có nhữg nhìn nhận và đánh giá khách quan về nền giáo dục quốc gia trong năm 2016.

Nhiều quy định được sửa đổi, phù hợp với thực tiễn

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trong năm qua, ngành giáo dục đã xác định rõ yêu cầu, trách nhiệm trước sự vận động, thay đổi của đất nước, đồng thời khẳng định năm 2017 sẽ tiếp tục là một năm lắng nghe, đổi mới và hành động của toàn ngành giáo dục.

Cụ thể, nhiều quyết sách, chính sách giáo dục trong năm 2016 đã có tác động tích cực, góp phần làm thay đổi suy nghĩ, cách thức quản lý và hoạt động của cả hệ thống giáo dục từ trung ương đến địa phương.Trong số đó, việc ban hành Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam là điểm nhấn quan trọng hàng đầu trong năm 2016.

Bộ trưởng cho biết, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới được thiết kế theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở THPT. 

Khung trình độ quốc gia Việt Nam với cấu trúc thành 8 bậc phù hợp với cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và văn bản pháp luật hiện hành. Thực hiện tốt Khung trình độ quốc gia Việt Nam sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, làm căn cứ để xây dựng chương trình đào tạo, công nhận và miễn trừ kinh nghiệm học tập, lao động để thúc đẩy việc học tập suốt đời của người dân.

Cũng trong năm 2016, ngành giáo dục đã mạnh dạn nhìn lại những quy chế, quy định còn hạn chế để thay đổi, bổ sung và hoàn thiện, đặc biệt là thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học trên cơ sở hoàn thiện Thông tư 30 được ban hành, góp phần làm giảm áp lực, tạo ra khí thế mới cho giáo viên và học sinh tiểu học, trong khi vẫn giữ được tinh thần nhân văn của Thông tư 30.

Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân là điểm nhấn quan trọng năm 2016 - Ảnh 1.

Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học được ban hành năm 2016

Nhiều khó khăn còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT cũng thẳng thắn nhìn nhận những việc còn hạn chế. 

Cụ thể, nguồn lực đầu tư còn hạn chế so với yêu cầu phát triển của ngành. Cơ sở vật chất trường, lớp học còn thiếu thốn. Công tác xã hội hóa trong đầu tư cho giáo dục chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới. 

Ngoài ra, chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục đại học chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Việc tăng quy mô giáo dục đại học không tương xứng với các điều kiện bảo đảm chất lượng, trong khi công tác dự báo nhu cầu thị trường lao động chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới chất lượng đào tạo chưa tốt. Chương trình đào tạo chậm được đổi mới, còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, thiếu sự gắn kết giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước