Với số lượng nguyện vọng đăng ký khoảng 200.000, tăng 85% so với năm ngoái, ngành sư phạm khẳng định sức hút mạnh mẽ đối với thí sinh và phụ huynh. Tại sao lại có sự đột phá này? Nhìn nhận ra sao về triển vọng nâng cao chất lượng ngành sư phạm thông qua nguồn nhân lực ngày một dồi dào?
Cuối tuần qua, tất cả trường đại học trên cả nước đã hoàn tất công bố điểm chuẩn theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Trong đó, khối ngành sư phạm có số lượng nguyện vọng tăng mạnh nhất, 85% và trở thành một trong 4 khối ngành tập trung nhiều nguyện vọng xét tuyển nhất năm nay (cùng với kinh doanh và quản lý, kỹ thuật và công nghệ, máy tính). Ở các trường đại học sư phạm có truyền thống, bề dày trong đào tạo thì một số ngành lấy điểm chuẩn lên đến trên 28 điểm
Điểm chuẩn khối ngành Sư phạm tăng cao
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đa số các ngành học đều lấy điểm chuẩn trên 27 điểm. Một số ngành học có điểm chuẩn rất cao, như: Sư phạm Lịch sử 29,3 điểm; Sư phạm Ngữ văn 29,3 điểm; Sư phạm Địa lý 29,05 điểm…
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có nhiều ngành lấy đến trên 28 điểm, như: Sư phạm Ngữ văn 28,83 điểm; Sư phạm Lịch sử 28,83 điểm; Sư phạm Lịch sử-Địa lý 28,42 điểm…
Điểm chuẩn các ngành Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cũng tăng đáng kể so với năm trước. Có 3 ngành có điểm trúng tuyển trên 28 điểm gồm: Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý. Ngoài ra, trường có 9 ngành đào tạo có điểm trúng tuyển từ 27 điểm trở lên.
Đại học sư phạm
Sư phạm Lịch sử: 29,3 điểm
Sư phạm Ngữ văn: 29,3 điểm
Sư phạm Địa lý: 29,05 điểm
Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Sư phạm Ngữ văn: 28,83 điểm
Sư phạm Lịch sử: 28,83 điểm
Sư phạm Lịch sử- Địa lý: 28,42 điểm
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
3 ngành trên 28 điểm
9 ngành trên 27 điểm
Trên thực tế, không chỉ năm nay điểm xét tuyển của các ngành sư phạm, trường sư phạm mới tăng cao, mà từ năm 2020 đến nay, hầu hết các ngành học này đều có mức xét tuyển năm sau cao hơn năm trước, một phần vì chỉ tiêu các ngành sư phạm bị cắt giảm, phần nữa là do chính sách hỗ trợ tài chính của nhà nước với sinh viên ngành sư phạm… Đã từng có 1 giai đoạn ngành sư phạm mất sức hút, nên có câu nói vui là "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm", nhưng tình hình giờ đã thay đổi rất nhiều
Ngành Sư phạm hút thí sinh
Năm nay, không ít sinh viên bất ngờ khi thấy điểm chuẩn tuyển sinh đại học của nhiều ngành thuộc nhóm trường sư phạm tăng cao kỷ lục.
Như trường Đại học Sài Gòn, ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh điểm chuẩn một số ngành tăng cao hơn những năm trước từ 1-3 điểm. Trong đó kỷ lục là các ngành sư phạm Văn, Sử, Địa, đều trên 28 điểm.
Sư phạm Ngữ văn: 28.60 điểm
Sư phạm Lịch sử: 28.60 điểm
Sư phạm Địa lý: 28.37 điểm
Trường đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh cho biết, các chính sách mới về lương thưởng, đãi ngộ với sinh viên ngành sư phạm và giáo viên, tác động khiến số thí sinh đăng ký nguyện vọng vào trường, tăng lên gấp 2, kéo theo điểm chuẩn tăng.
Tăng lương cơ sở và sau đó là những cái cam kết từ phía nhà nước, chính phủ liên quan đến chế độ đãi ngộ sắp tới sẽ thực hiện với lực lượng lao động này. Có thể nói đó là một cái tín hiệu để các em thí sinh mong muốn để vào được ngành sư phạm.
Theo các sinh viên khối ngành sư phạm, nhiều nguyên nhân tác động khiến số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng vào trường tăng cao. Trong đó việc thay đổi chính sách đãi ngộ, lương thưởng đối với sinh viên sư phạm là nguyên nhân chính khiến cho nhiều thí sinh chọn ngành này.
Sự ảnh hưởng của Nghị định 116 cũng quyết định một phần đến yếu tố của học sinh tụi em và các trường đào tạo sư phạm cũng bắt đầu được đề cao hơn thì cái ngành sư phạm của tụi em bây giờ sức thu hút của nó rất là lớn.
Nhiều năm nay TP. Hồ Chí Minh đặt hàng các trường Đại học đào tạo nguồn giáo viên. Sở GD&ĐT vừa đề xuất chính sách thu hút giữ chân giáo viên hỗ trợ từ 30 - 50 triệu đồng/ năm/1 giáo viên các bộ môn khó tuyển. Đồng thời chăm lo đời sống, nơi ở, tạo điều kiện khi sinh con, ổn định đời sống. Theo các trường, Ngành sư phạm lên ngôi, cho thấy sự chuyển biến trong việc ghi nhận vai trò của người thầy, bên cạnh công tác đầu tư vào CSVC và đổi mới chương trình.
Nhớ lại cách đây gần 25 năm, ngành sư phạm cũng tạo nên bước nhảy vọt về chất lượng tuyển sinh sau khi Nhà nước áp dụng chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm. Về sau, chính sách này không còn hiệu quả do thiếu các giải pháp đồng bộ. Nếu nhớ lại chừng 10 năm về trước, một số trường sư phạm, nói không ngoa, phải "vét" thí sinh điểm sàn cho đủ chỉ tiêu, đỉnh điểm là năm 2017.
Điểm chuẩn khối ngành Sư phạm năm 2017
Năm 2017: Nhiều trường chỉ lấy điểm trung bình trên 5 điểm/ môn như: Đại học Sư phạm Thái Nguyên lấy điểm chuẩn nhiều ngành như Sư phạm Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Âm nhạc là 15,5 điểm.
Hay Đại học Hà Tĩnh lấy điểm chuẩn 15,5 cho tất cả ngành học, trừ Sư phạm Mầm non.
Cao đẳng Sư phạm Trung ương Hà Nội tuyển thí sinh trúng tuyển chỉ cần đạt từ 4,3 điểm/môn.
Thậm chí, chỉ cần 3 điểm/môn cũng đỗ. Như Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh lấy 9 điểm đầu vào cho 6/6 mã ngành tuyển thí sinh tỉnh ngoài, 4/6 mã ngành dành cho hộ khẩu trong tỉnh. Cao đẳng Sư phạm Gia Lai có 6/11 ngành gồm: Sư phạm Văn, Toán, Lý, Hóa, Lịch sử, tiếng Anh đều lấy 9 điểm chuẩn. Mức này đã bao gồm cả điểm ưu tiên...
NĂM 2017
Đại học sư phạm Thái Nguyên: 15.5 điểm/3 môn
Đại học Hà Tĩnh: 15.5 điểm/3 môn
Cao đẳng sư phạm TW Hà Nội: 12.9 điểm/3 môn
Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh: 9 điểm/3 môn
Cao đẳng sư phạm Gia Lai: 9 điểm/3 môn
Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 91 ngày 12/8/2024, trong đó khẳng định "lương nhà giáo được ưu tiên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp". Đây tiếp tục là 1 tin mừng, thể hiện sự chăm lo, đầu tư lâu dài của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo; đồng thời tạo sức hút lớn với ngành. Ở bất kỳ thời đại nào cũng vậy, chỉ khi nào chúng ta có được những nhà giáo giỏi mới có thể đào tạo ra nguồn nhân lực tốt cho đất nước. Chúng ta đang nhìn thấy những tín hiệu vui, tuy nhiên, sức hút của ngành sư phạm có lâu dài, bền vững hay không trông chờ vào sự đồng bộ của các chính sách, có như vậy mới không lãng phí, không rơi vào nghịch lý "thừa - thiếu" giáo viên đã kéo dài nhiều năm.
PGS.TS Trần Thành Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội là khách mời trong chương trình Vấn đề hôm nay sẽ cùng bàn luận để làm rõ hơn về vấn đề này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!