Đề nghị tăng học phí phù hợp với địa phương, chia sẻ khó khăn với người dân

Tạ Hiển-Thứ bảy, ngày 04/06/2022 18:22 GMT+7

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn (Ảnh: VGP)

VTV.vn - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ đã có công văn ngày 23/5 gửi các bộ, ngành, địa phương đề nghị chỉ đạo liên quan tới việc tăng học phí.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 vào chiều 4/6, phóng viên có đề cập tới việc một số địa phương đề xuất tăng học phí trong bối cảnh giá cả leo thang rất cao tạo áp lực cho cuộc sống người dân và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết về lộ trình tăng học phí và kiểm soát sao cho phù hợp lộ trình hiện nay.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nêu rõ, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 81 quy định khung học phí của các cơ sở giáo dục công lập từ năm 2021, 2022 trở đi. Vào thời điểm chuẩn bị ban hành, dịch dã tương đối phức tạp, Bộ đã đề xuất và được giữ nguyên học phí năm học 2021-2022 như năm 2020-2021.

Về khung học phí đối với các năm học tiếp theo, đối với giáo dục phổ thông thì năm 2022 khung học phí đã đưa cụ thể trong Nghị định 81. Từ các năm sau trở đi, HĐND các địa phương căn cứ tình hình cụ thể về điều kiện kinh tế xã hội, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, đặc điểm của địa phương, khả năng đóng góp thực tế của người dân… để quyết định khung học phí hoặc mức học áp dụng tại địa phương cho mầm non và giáo dục phổ thông; mức này quy định không quá 7,5% /năm.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, theo lộ trình học phí dự kiến đến năm 2025 mới tính đủ chi phí cho cấp đại học, còn đối với giáo dục mầm non và phổ thông thì đến năm 2030 tính đủ chi phí, đã kéo dài trong chủ trương tại Nghị quyết 19 của Trung ương. Nghị định quy định khung học phí, mức trần, sàn, các địa phương quy định mức học phí theo khung học phí.

Mặc dù dịch dã đã đến thời gian trở lại bình thường, nhưng việc phục hồi kinh tế xã hội cần nhiều thời gian. Tại các địa phương còn nhiều gia đình khó khăn nên các địa phương công bố mức học phí. Còn ở các trường đại học mức độ tự chủ tài chính khác nhau.

Bộ đã có công văn ngày 23/5 gửi các bộ, ngành, địa phương đề nghị chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc xác định mức học phí cũng như lộ trình tăng học phí phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, chia sẻ khó khăn với người dân, khả năng đóng góp của người dân. Bộ cũng tăng cường thanh tra kiểm tra khoản thu học phí của các cơ sở giáo dục để đảm bảo tuyệt đối không xảy ra lạm thu đầu năm học.

Trong cuộc họp Chính phủ sáng 4/6, Bộ cũng được giao tiếp tục nghiên cứu để xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng học phí, đặc biệt nghiên cứu toàn diện tác động của việc tăng học phí tới các đối tượng khác nhau, nhất là đối với học sinh sinh viên, gia đình khó khăn. Trên cơ sở đó đề xuất Chính phủ có những biện pháp hỗ trợ cần thiết.

"Cần có đánh giá kỹ tác động đối với các bậc học khác nhau để có đề xuất phù hợp. Bộ cũng tiếp tục có những hướng dẫn để trong khung đó, các địa phương, các cơ sở đại học theo tình hình cụ thể có điều chỉnh cho phù hợp với từng trường, từng địa phương, khả năng chi trả của người dân, nhu cầu tổ chức dạy và học trong tình hình mới" - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giải trình về việc học phí tăng, giá sách giáo khoa cao Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giải trình về việc học phí tăng, giá sách giáo khoa cao

VTV.vn - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đã có nhiều lần trao đổi, chỉ đạo để giữ ổn định mức học phí cũng như đảm bảo giá sách giáo khoa thấp nhất.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước