Cần sớm có hướng dẫn giảng dạy khối phổ thông trong trường nghề

Ánh Kim, Vũ Nhất-Thứ sáu, ngày 29/04/2022 13:47 GMT+7

VTV.vn - Trường nghề phối hợp trung tâm giáo dục thường xuyên dạy văn hóa sẽ tiếp tục gây khó khăn cho các trường, người học và ảnh hưởng đến công tác phân luồng từ bậc THCS.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa trình văn bản và xin ý kiến Chính phủ về việc giảng dạy chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, từ khóa tuyển sinh năm nay, 2022, các trường nghề vẫn phải phối hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên để thực hiện hoạt động giảng dạy này. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho rằng, việc này sẽ tiếp tục gây khó khăn cho các trường cũng như cho người học và ảnh hưởng đến công tác phân luồng từ bậc THCS.

Cần sớm có hướng dẫn giảng dạy khối phổ thông trong trường nghề - Ảnh 1.

Kết thúc 2 tiết đầu giờ, cô Duyên nhanh chóng di chuyển sang cơ sở khác. Trường Trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại (tỉnh Vĩnh Phúc) có 3 cơ sở giảng dạy với chỉ tiêu đào tạo khác nhau, phụ thuộc vào Trung tâm GDTX đang phối hợp, nên nhiều năm nay, giáo viên giảng dạy khối 9+ thường xuyên phải đi lại giữa các cơ sở.

Theo ông Nguyễn Tiến Tùng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại, tỉnh Vĩnh Phúc, việc sắp xếp thời khoá biểu, tổ chức đào tạo, đặc biệt là công tác quản lý rất khó khăn.

Còn tại tỉnh Bắc Giang, vài năm trở lại đây, để tháo gỡ khó khăn, chỉ tiêu tuyển sinh và đào tạo được giao trực tiếp về các trường nghề.

Hiện đang giảng dạy gần 2.000 học sinh chương trình 9+, đại diện Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt Hàn cho biết, kiến nghị mới nhất về việc dừng dạy văn hóa trong trường nghề không còn phù hợp với thực tế.

Cần sớm có hướng dẫn giảng dạy khối phổ thông trong trường nghề - Ảnh 2.

Cũng theo các chuyên gia, việc dạy văn hoá cho học sinh 9+ cần được kiểm định và giao quyền tự chủ với các trường đủ điều kiện. Tuy nhiên, thay vì giảng dạy chương trình GDTX, khối lượng kiến thức văn hoá cần sớm được làm rõ, tích hợp với hoạt động đào tạo kỹ năng nghề.

TS Hoàng Ngọc Vinh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT cho rằng việc học văn hóa phải được tích hợp, phù hợp với nghề theo học và khuyến khích, tạo động lực cho người học.

Cũng theo ông Vinh, thời gian đào tạo văn hoá trong trường nghề cũng phải là 3 năm để bằng trung cấp nghề có thể tương đương trình độ THPT. Điều này đảm bảo chất lượng của học viên cũng như sự công bằng đối với học sinh theo học chương trình giáo dục THPT. Đây sẽ là tiền đề cho hơn 300.000 học sinh THPT vừa học văn hoá, vừa học nghề hiện nay sớm đủ điều kiện tham gia thị trường lao động hoặc học tiếp lên các trình độ cao hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước