"Bạo lực học đường làm đau lòng những người làm giáo dục"

Khánh Nguyễn-Thứ tư, ngày 02/11/2016 17:27 GMT+7

VTV.vn - Trước những vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra trong thời gian qua, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã bày tỏ quan điểm của Bộ GD&ĐT về vấn đề bạo lực học đường hiện nay.

Thống kê từ năm 2012, trung bình mỗi năm, cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau, khoảng 5 vụ/ngày, tăng 13 lần so với 10 năm về trước.

Bạo lực học đường có sự tham gia của những em bé mới bước chân vào lớp 1 và tăng mạnh ở độ tuổi 15 - 18 với 48%, trong đó nữ sinh góp mặt trong gần 40% vụ việc.

Cũng theo thống kê của Bộ GD&ĐT, đã có khoảng 2.000 học sinh bị buộc thôi học vì đánh nhau.

Gần nhất, tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, một nhóm học sinh đánh hội đồng một em học sinh khác. Đáng nói, hai người lớn đi qua nhưng không can thiệp.

Trước vấn đề bạo lực học đường đang xảy ra liên tiếp thời gian qua, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: "Ngay khi tiếp nhận được các thông tin liên quan đến học sinh đánh nhau, Bộ đã liên hệ trực tiếp và có văn bản chỉ đạo Sở GD&ĐT khẩn trương kiểm tra nắm tình hình, phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương xử lý vụ việc theo quy định pháp luật, đảm bảo đủ sức răn đe và giáo dục học sinh; đồng thời, phối hợp với các cấp, các ngành xử lý nghiêm khắc các cán bộ, giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng trong quản lý, giáo dục học sinh, để xảy ra các vụ việc học sinh đánh nhau; tăng cường sự phối hợp liên ngành và phối hợp với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh.

Vấn nạn bạo lực học đường: Lúng túng tìm giải pháp, hậu quả đã nhãn tiền Vấn nạn bạo lực học đường: Lúng túng tìm giải pháp, hậu quả đã nhãn tiền

VTV.vn - Bạo lực học đường được xem là vấn nạn của cả xã hội khi mà gần như tháng nào cũng có những vụ bạo lực nghiêm trọng xảy ra.

Nói về nguyên nhân của bạo lực học đường, Thứ trưởng Nghĩa phân tích và đưa ra 4 nguyên nhân chính: "Nguyên nhân trước hết là các em học sinh chưa được giáo dục đầy đủ về đạo đức, nhân cách, lối sống, chưa có đủ kỹ năng để ứng phó và giải quyết các tình huống xảy ra hàng ngày; sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi, luôn muốn khẳng định mình, cũng có thể dẫn đến những hành vi lệch lạc, thiếu kiểm soát, thiếu kiềm chế.

Nguyên nhân từ giáo dục gia đình do một số bậc phụ huynh thiếu quan tâm đến con cái, không thường xuyên theo dõi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, những diễn biến tâm lý, tình cảm của con cái để kịp thời uốn nắn những lệch lạc, hướng con em theo một con đường tốt đẹp.

Nguyên nhân từ phía xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động đến tâm lý, tình cảm của học sinh. Các em rất dễ bị cuốn theo lối sống thực dụng, đua đòi, thiếu lành mạnh, hành vi bạo lực từ mạng Internet, phim ảnh, game online.

Một trong những nguyên nhân quan trọng là từ giáo dục trong nhà trường. Nội dung chương trình giáo dục đạo đức - công dân có phần còn nặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn và việc ứng xử với những tình huống cụ thể, phương pháp giảng dạy còn chậm được đổi mới, chưa cuốn hút học sinh".

Để ngăn chặn, đẩy lùi và từng bước chấm dứt tình trạng bạo lực học đường, Thứ trưởng Nghĩa nhấn mạnh, rất cần sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội để xây dựng môi trường giáo dục nhà trường, môi trường giáo dục gia đình, môi trường xã hội lành mạnh, không bạo lực, tạo điều kiện cho học sinh được phát triển hài hòa thể chất, trí tuệ và tâm hồn đạo đức trong sáng và lành mạnh.

Bạo lực học đường làm đau lòng những người làm giáo dục - Ảnh 2.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa (áo tím) nhận mạnh cần tôn vinh, khen thưởng các tấm gương học sinh, sinh viên tiêu biểu.

"Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục thực hiện đồng bộ các giải pháp về giáo dục, tuyên truyền, quản lý và tăng cường phối hợp với các ngành chức năng để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau.

Cùng với đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn về phổ biến giáo dục pháp luật, phòng chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh; đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục.

Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng các nhà trường; quan tâm việc bồi dưỡng và tôn vinh, khen thưởng các tấm gương học sinh, sinh viên tiêu biểu; các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên Đoàn, Đội, các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác giáo dục học sinh và bảo đảm an ninh, trật trường học", Thứ trưởng Nghĩa kết lại.


Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước