Bằng Đại học chính quy hay tại chức - Quan điểm từ một nhà nghiên cứu

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 06/12/2017 21:06 GMT+7

VTV.vn - Theo PGS. TS Mạc Văn Tiến, khi minh bạch hóa quá trình đào tạo, việc tên gọi cho tấm bằng Đại học sẽ chỉ còn là hình thức đào tạo và không có sự phân biệt.

Bằng Đại học tại chức cũng có sẽ có giá trị giống như bằng Đại học chính quy là nội dung đáng chú ý có trong dự thảo Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi) do Bộ GD&ĐT soạn thảo. Ngay lập tức nội dung này được rất nhiều người quan tâm và có nhưng quan điểm khác nhau.

Từ trước đến nay, theo quan điểm của nhiều người, giữa chính quy và tại chức vẫn là một khoảng cách khá xa, đặc biệt là ở chuẩn đầu vào. Vậy có nên phân biệt chính quy hay tại chức hay không, điều này có ảnh hưởng gì đến chất lượng lao động sau đào tạo hay không? 

PGS. TS Mạc Văn Tiến - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề đã có những chia sẻ như sau:

Ở Việt Nam, lâu nay, thực tế chất lượng đào tạo giữa chính quy và tại chức có sự khác nhau. Hệ chính quy đầu vào cao, học nghiêm túc hơn, còn hệ tại chức đôi khi chương trình học bị cắt xén và bị đánh giá lỏng lẻo hơn.

Vì vậy, việc đồng nhất 2 tấm bằng trong giai đoạn hiện nay thực sự cần cân nhắc kỹ lưỡng. Chỉ khi nào ngành giáo dục thực sự siết chặt chất lượng đào tạo của bậc Đại học, dù là học chính quy hay vừa học vừa làm, lúc đó bàn đến việc không phân biệt bằng tại chức và chính quy cũng chưa muộn

Bằng đại học sẽ không phân biệt tại chức hay chính quy Bằng đại học sẽ không phân biệt tại chức hay chính quy Cộng điểm ưu tiên vào Đại học liệu có công bằng? Cộng điểm ưu tiên vào Đại học liệu có công bằng? Hai trường đại học không hợp tác kiểm định chất lượng đào tạo Hai trường đại học không hợp tác kiểm định chất lượng đào tạo

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước