Sa mạc Atacama - "Sao Hỏa trên Trái Đất"

CN, Ảnh: Tổng hợp-Thứ ba, ngày 07/05/2013 07:00 GMT+7

Sa mạc Atacama được xem là "Sao Hỏa trên Trái đất"

Là một sa mạc nằm ở phía Bắc Chile, Atacama từ lâu đã được xem là "Sao Hỏa trên Trái Đất" và trở thành điểm đến nổi tiếng của đất nước Chile.

Sa mạc Atacama là khu vực đặt đài quan sát thiên văn lớn nhất thế giới Very Large Telescope bởi lẽ đây là nơi có bầu trời trong nhất trên Trái Đất, giúp các nhà khoa học dễ dàng quan sát các vì sao. Đây cũng là nơi mà các nhà khoa học cho hoạt động các thiết bị nghiên cứu Sao Thổ.

Ở Atacama có vô vàn những tinh thể muối và những ngọn suối đá vôi với niên đại hàng thiên niên kỷ. Độ cao của những dãy núi Atacama được tạo nên từ hàng triệu năm trước trên sa mạc này.

‘ Đây là nơi khô cằn nhất trên Trái Đất

Được ví là nơi cằn cỗi nhất thế giới, sa mạc Atacama trải dài 3.000km dọc theo sườn dãy núi Andes, luôn thu hút những vị khách từ khắp nơi trên thế giới. Tên gọi của sa mạc này được cho là bắt nguồn từ một bộ lạc cùng tên - bộ lạc người Anh-điêng Atacama. Hiện nay, bộ lạc Atacama vẫn còn định cư tại đây.

Ở Atacama có khoảng 1 triệu người sinh sống ở những thành phố ven biển, những làng chài và những thành phố trên ốc đảo. Những cư dân sinh sống tại đây sử dụng nước ở các tầng ngầm do tuyết tan chảy từ dãy núi Andes để làm nông nghiệp.

‘ Thung lũng Mặt Trăng ở sa mạc Atacama

Tuy nhiên, thứ duy nhất dồi dào ở sa mạc Atacama chính là loại muối có tên gọi Chile saltpeter. Ở giữa trung tâm sa mạc Atacama người ta hầu như không nhìn thấy sự tồn tại của bất kỳ loài sinh vật nào.

‘ Đường vào sa mạc Atacama

‘ Bàn tay khổng lồ giữa sa mạc là nơi du khách lựa chọn để lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ khi đến Atacama

‘ Màu đỏ đặc trưng của sa mạc khô cằn nhất thế giới Atacama

‘ Kính thiên văn của NASA ở sa mạc Atacama

‘ Hầu như không có sinh vật nào tồn tại ở khu vực trung tâm sa mạc - nơi không có độ ẩm

Mời độc giả cùng đến thăm sa mạc Atacama qua chương trình Khám phá thế giới – Thiên đường xanh!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước