‘ Phố Thuỵ Khuê có tới gần chục cổng làng tồn tại từ nhiều đời bởi nơi đây từng là làng quê yên ả bao bọc Kinh thành Thăng Long. Tại ngõ 378 và 376, lối vào làng Hồ có tới hai cổng nằm cách nhau chưa đầy 20 mét, đó là hệ thống một cổng chính và hai cổng phụ. |
|
‘ Cổng làng Hồ (phường Bưởi) còn giữ nguyên bậc tam cấp, chỉ dành cho người đi bộ. |
|
‘ Khi xưa, cổng chính của làng Hồ chỉ được mở vào ngày hội và khi có quan lớn về làng, người dân chỉ đi cổng phụ ở hai bên. Còn hiện nay, cổng làng mở quanh năm. |
|
‘ Ngõ 444 là cổng làng Đông. Sau nhiều lần tu bổ, hiện nay cổng không còn nguyên vẹn, mái và chóp đã bị cụt mất dù những hàng chữ Nho phía trên và hai bên cột vẫn được sơn mới thường xuyên. |
|
‘ Mỗi cổng làng có một hình thức, một dáng vẻ riêng. Nhiều cổng làng còn có thêm câu đối hai bên. |
|
‘ Cổng phụ thường bé xíu với chiều ngang chỉ chưa đầy 2 mét đủ cho xe máy tránh nhau. |
|
‘ Các cổng đều có tên riêng như 'Cổng xanh'... |
|
‘ hay 'cổng Hầu' tại làng An Thọ. Cổng này đã được trùng tu tôn tạo lại năm 1998. |
|
‘ Những lớp rêu phủ trên mái ngói lại tô đậm thêm dáng vẻ cổ kính. |
|
‘ Cổng làng Yên Thái được treo 4 chữ vàng "Mỹ Tục Khả Phong" do triều đình Tự Đức thứ 19 (1867) ban. |
|
‘ Đây là cổng duy nhất vẫn còn lại di tích xưa với hai bên cửa là hai 'ông sấu đá' ngồi canh. |
|
‘ Trong tiềm thức của nhiều người dân nơi đây, Hà Nội xưa và nay không khác nhau là mấy bởi có hiện đại đến đâu thì cái hồn cốt vẫn còn ngự trị, nhất là với người dân Kẻ Bưởi. |
|