Nghi lễ Chầu Văn và Lễ hội Phủ Dầy là hai di sản gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ Tứ phủ của người Việt. Trong đó Phủ Dầy của Nam Định là trung tâm, nơi khởi nguồn, hội tụ và lan tỏa của tín ngưỡng bản địa này.
‘ Liên hoan nghi lễ Chầu văn tại Hà Nội tháng 10/2013 (Nguồn: TTXVN)
Việc công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia cho hai di sản có ý nghĩa quan trọng đối với nền văn hóa Việt Nam. Ngoài việc tôn vinh, quảng bá di sản, việc công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia còn tiền đề và cơ sở khoa học để địa phương tiếp tục nghiên cứu, lập hồ sơ di tích lịch sử - văn hóa Phủ Dầy trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích đặc biệt quốc gia đồng thời, lập hồ sơ “Nghi lễ chầu văn của người Việt” trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong thời gian tới.
Liên hoan “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” tại Phủ Vân Các và Phủ Tiên Hương, huyện Vụ Bản còn có sự tham gia của các thanh đồng có uy tín của Nam Định, Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hưng Yên, Hải Dương.