Triển lãm MUSE: Bản hòa ca và tiếng nói bình đẳng cho những người phụ nữ

TL-Thứ bảy, ngày 16/09/2017 18:14 GMT+7

Một tác phẩm tranh được trưng bày tại triển lãm MUSE

VTV.vn - Triển lãm MUSE thể hiện những quan điểm của các em học sinh THPT về bình đẳng giới thông qua các tác phẩm tranh, ảnh đa dạng.

Các "Nàng Thơ" hay còn được biết tới với cái tên "Muse" trong thần thoại Hy Lạp chính là những nữ thần với vẻ đẹp tuyệt trần, là nguồn cảm hứng cho không chỉ nghệ thuật mà còn cả khoa học và văn học. Ngày nay, "Nàng Thơ" (Muse) vẫn không mất đi vẻ đẹp, vẫn là cảm hứng và là sự khởi nguồn của nghệ thuật với những người nghệ sĩ tài hoa.

Với ý nghĩa đó, triển lãm mang tên gọi MUSE diễn ra tại Hà Nội giúp người xem thấy được những góc cạnh khác nhau của người phụ nữ. Triển lãm bao gồm hơn 60 tác phẩm đa dạng về thể loại và hình thức biểu đạt. Trong đó, nhiều tác phẩm ảnh là ảnh film, ảnh được chụp trong studio và ngoài trời. Các tác phẩm tranh vẽ cũng rất phong phú về hình thức như vẽ trên máy tính, trên giấy, in khắc gỗ.

Triển lãm MUSE: Bản hòa ca và tiếng nói bình đẳng cho những người phụ nữ - Ảnh 1.

Triển lãm MUSE: Bản hòa ca và tiếng nói bình đẳng cho những người phụ nữ - Ảnh 2.

Triển lãm có nhiều tác phẩm được thể hiện đa dạng.

Đặc biệt hơn, triển lãm được tổ chức nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của cộng đồng về nữ quyền và bình đẳng giới. Điều bất ngờ là triển lãm lại do chính một nhóm các em học sinh đến từ các trường THPT khác nhau thực hiện, chủ yếu là các trường THPT ở địa bàn Hà Nội và các địa bàn khác như TP.HCM, Huế.

Các em đều có chung mục đích muốn kêu gọi về bình đẳng giới tại Việt Nam, đồng thời lột tả được vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói riêng cũng như người phụ nữ phương Đông nói chung trên chất liệu nghệ thuật đậm màu sắc và chất thơ ca. Đối tượng được thể hiện trong các tác phẩm ở triển lãm MUSE là những người phụ nữ ở nhiều độ tuổi với ngoại hình, xu hướng tính dục khác nhau.

Triển lãm MUSE: Bản hòa ca và tiếng nói bình đẳng cho những người phụ nữ - Ảnh 3.

Triển lãm do chính các em học sinh THPT lên ý tưởng và thực hiện.

Người đưa ra ý tưởng ban đầu để tổ chức triển lãm này là Diễm Phương - một em học sinh của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Chia sẻ với VTV News, cô gái cá tính này bày tỏ quan điểm: "Cá nhân em thấy nữ quyền không phải một chủ đề mới mẻ trên thế giới nhưng ở Việt Nam đề tài này dường như vẫn còn mới. Em thấy ở nước ta, những người thực sự đấu tranh cho nữ quyền gần như chưa có hoặc rất ít. Em cũng cho rằng, xã hội hiện đại dù đã bớt tư tưởng trọng nam khinh nữ nhưng điều đấy vẫn còn hiển hiện trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như việc người phụ nữ chưa lấy chồng hoặc học nhiều sẽ dễ bị người khác dè bỉu".

"Nhân phẩm và giá trị của người phụ nữ bị đánh giá chỉ bằng góc nhìn hạn hẹp của người khác, điều đó quả thực rất vô lý. Phụ nữ cũng xứng đáng để có quyền được làm những điều họ thích, miễn là hợp pháp và không gây ảnh hưởng xấu. Đó là lý do thôi thúc em lên ý tưởng kthực hiện triển lãm này, để có thể truyền tải những thông điệp liên quan đến các vấn đề về định kiến trong xã hội. Như tác phẩm của em, em sử dụng chính những lời nói mà người ta thường gán về nữ giới như ‘làm hoa cho người ta hái’, ‘đồ đàn bà’ để tạo nên tác phẩm", Diễm Phương cho biết.

Triển lãm MUSE: Bản hòa ca và tiếng nói bình đẳng cho những người phụ nữ - Ảnh 4.

Tác phẩm của Phương được thực hiện với những lời nói quen thuộc "gán" cho nữ giới.

Để thực hiện triển lãm, Diễm Phương đã cùng một nhóm các bạn học sinh đưa ra ý tưởng kêu gọi, quảng bá về các tác phẩm thông qua Fanpage trên Facebook. Bên cạnh đó, em và các bạn còn tự truyền thông bằng hình thức kêu gọi trực tiếp ở các trường học trên địa bàn Hà Nội. Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của các em khi muốn bày tỏ tiếng nói cá nhân về góc nhìn xã hội, về bình đẳng giới.

Thông qua triển lãm MUSE, các em học sinh cũng mong muốn nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng. Các em cho rằng, triển lãm là nơi để các nghệ sĩ không chuyên như mình góp vào bản hòa ca được truyền cảm hứng từ chính những người phụ nữ - những "Nàng Thơ" vô danh.

Triển lãm MUSE hiện vẫn đang diễn ra tại 45 Tràng Tiền, Hà Nội và sẽ khép lại vào ngày 17/9. Trong ngày 16/9, người xem tại triển lãm có cơ hội tham gia trải nghiệm những hoạt động tương tác mới lạ như workshop hướng dẫn vẽ màu nước, vẽ than chì, gặp gỡ và giao lưu cùng các nghệ sĩ không chuyên đến từ các trường THPT.

Cùng theo dõi một số tác phẩm được trưng bày tại triển lãm:

Triển lãm MUSE: Bản hòa ca và tiếng nói bình đẳng cho những người phụ nữ - Ảnh 5.

Triển lãm MUSE: Bản hòa ca và tiếng nói bình đẳng cho những người phụ nữ - Ảnh 6.

Triển lãm MUSE: Bản hòa ca và tiếng nói bình đẳng cho những người phụ nữ - Ảnh 7.

Triển lãm MUSE: Bản hòa ca và tiếng nói bình đẳng cho những người phụ nữ - Ảnh 8.

Triển lãm MUSE: Bản hòa ca và tiếng nói bình đẳng cho những người phụ nữ - Ảnh 9.

Triển lãm MUSE: Bản hòa ca và tiếng nói bình đẳng cho những người phụ nữ - Ảnh 10.

Triển lãm MUSE: Bản hòa ca và tiếng nói bình đẳng cho những người phụ nữ - Ảnh 11.

Triển lãm MUSE: Bản hòa ca và tiếng nói bình đẳng cho những người phụ nữ - Ảnh 12.

Triển lãm MUSE: Bản hòa ca và tiếng nói bình đẳng cho những người phụ nữ - Ảnh 13.

* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước