Trẻ nên uống bao nhiêu nước trái cây là đủ?

N.M (Dịch)-Thứ tư, ngày 26/10/2011 07:00 GMT+7

Chế độ ăn của trẻ có ích từ việc tiêu thụ nước ép hoa quả, nhưng cha mẹ nên tiết chế lượng vừa đủ để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng tổng thể.

Trẻ em có thể nhận được các vitamin quan trọng và canxi trong chế độ ăn uống của chúng bằng cách uống nước trái cây nguyên chất. Tuy nhiên, một cốc nước trái cây được chấp nhận trên hình ảnh minh họa tháp dinh dưỡng, nhưng nó không thể thay thế hoặc kết hợp những lợi ích của toàn bộ hoa quả và rau củ.

Điều đó có nghĩa rằng, các bậc cha mẹ nên giới hạn việc tiêu thụ nước trái cây không quá 125-185ml cho trẻ em từ 1-6 tuổi và 375ml mỗi ngày cho trẻ lớn hơn từ 7-18 tuổi. Nếu em bé nhà bạn mới sinh, bạn không nên cho bé uống nước trái cây cho đến khi bé được ít nhất sáu tháng tuổi, và lượng sử dụng khi ấy chỉ là một ly nhỏ. Vậy thì với các chất dinh dưỡng mà nước trái cây nguyên chất có thể mang lại cho trẻ, tại sao lại có những hạn chế?


Tại sao phải hạn chế nước trái cây?


Có một vài lời giải thích như sau. Không chỉ cung cấp lượng calo và đường không cần thiết trong chế độ ăn uống của một đứa trẻ đang phát triển, việc uống một lượng không cân xứng của nước trái cây có thể dẫn đến giảm lượng tiêu thụ các chất lỏng lành mạnh như nước. Theo một nghiên cứu của Mỹ, trẻ em tuổi từ 1-5 hiện nay tiêu thụ ít nhất gấp đôi lượng nước trái cây đề nghị mỗi ngày, và nhiều trẻ em không ăn sáng mà chỉ nhận được ít nhất 1/3 lượng calo cần có từ đồ ăn nhẹ. Nước giải khát có đường (kể cả nước trái cây) đóng góp đáng kể vào tổng lượng calo, và/hoặc chiếm phần của thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu.


Làm thế nào để quản lý chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ?


Khi nói đến vấn đề tiêu thụ thực phẩm, cả hai phía cha mẹ và trẻ em nên đóng vai trò tích cực. Cha mẹ nên chọn các loại thực phẩm và đồ uống cho trẻ, thời điểm và địa điểm ăn uống. Thế nhưng, trẻ em nên được phép quyết định có hoặc không muốn ăn, và ăn bao nhiêu. Nếu chúng chọn cách không ăn hoặc uống những gì người lớn đưa ra, bạn nên cho phép chúng từ chối, nhưng không được chọn một sự thay thế không lành mạnh đối với những gì đã được phục vụ. Bọn trẻ có thể bực bội. Việc gây áp lực buộc trẻ em ăn và/hoặc hạn chế các loại thực phẩm cụ thể không phải là một chiến thuật hiệu quả, và thường dẫn đến “tác dụng phụ không mong muốn như không thích, ăn quá nhiều và quan tâm nhiều hơn tới những thứ bị cấm đoán”.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước