Ánh nắng mặt trời có hại cho mắt trẻ em?
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tác hại của ánh nắng mặt trời đối với mắt của một đứa trẻ. Đó là chứng lão hóa thủy tinh thể và tổn thương võng mạc.
Trẻ em có làn da sáng thường sở hữu màu mắt sáng hơn và dễ bị tổn thương hơn nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Bên cạnh đó, sự nhạy cảm với ánh sáng còn là một yếu tố mang tính di truyền.
Cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở mức độ phù hợp
Việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho mắt của bé nhưng nếu tiếp xúc quá ít cũng không tốt. Vì vậy, trước khi bạn tìm cách ngăn cản nhãn cầu của mắt bé nhìn thấy ánh sáng ban ngày, hãy nhớ nguyên tắc đảm bảo cân bằng.
Đôi mắt của chúng ta cần ánh sáng mặt trời. Chúng ta không nên tránh tiếp xúc với nó. Những tia nắng ấy mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể của chúng ta như điều khiển quá trình sản xuất melatonin và có vai trò quan trọng đối với giấc ngủ.
Chính vì thế, các bác sỹ nhãn khoa khuyên các bậc phụ huynh nên bảo vệ đôi mắt của con trẻ với kính mát hoặc mũ khi chơi đùa dưới ánh mặt trời trong khoảng thời gian hơn 20 phút.
Chọn kính mát phù hợp cho trẻ em
Giờ thì bạn đã biết trẻ em nên đeo kính mát, nhưng một điều quan trọng cần lưu ý rằng không phải kính nào cũng phát huy hiệu quả bảo vệ. Dưới đây là một số lời khuyên khi lựa chọn kính cho trẻ:
• Có gọng xung quanh để bảo vệ mắt trước ánh sáng ngoại vi.
• Mắt kính đủ trong để nhìn thấy mắt của trẻ.
• Lớp tráng phủ không chứa các hóa chất nguy hiểm có hại cho trẻ như bisphehol hoặc phthalates.
• Chọn kính vừa vặn và thoải mái với trẻ khi đeo.
• Chọn kính có tác dụng bảo vệ mắt trước tia UVB và UVA.
Một lưu ý nhỏ cho các bậc phụ huynh là không nên che mắt trẻ hoàn toàn. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyên phụ huynh cần đề phòng các dấu hiệu bất thường khác nữa. Nếu con bạn có một sự nhạy cảm khác thường với ánh sáng thì đó có thể là một biểu hiện của bệnh liên quan tới mắt. Khi ấy, việc cần làm là cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.