Tắc kè tưởng đã tuyệt chủng bất ngờ tái xuất sau 100 năm

Mai Linh (Theo Travel + Leisure)-Thứ hai, ngày 09/11/2020 06:00 GMT+7

VTV.vn - Các nhà khoa học đã tìm thấy tại đảo Madagascar, châu Phi các cá thể thuộc một loài tắc kè hoa quý hiếm, từng được cho là đã biến mất hoàn toàn suốt gần 100 năm.

Mới đây, các nhà khoa học đã tuyên bố ghi nhận sự xuất hiện của tắc kè hoa Voeltzkow. Đây là loài tắc kè hoa vô cùng quý hiếm, đã “bốc hơi” không có bất kỳ dấu vết nào trong suốt 100 qua năm qua.

Loài động vật kỳ lạ và khó tìm thấy này hiện đang có mặt tại đảo Madagascar, châu Phi. Một báo cáo mới về phát hiện này đã được các nhà khoa học từ Madagascar và Đức đã công bố một báo cáo trên Tạp chí Salamandra. Đây là tạp chí chuyên về các loài bò sát và lưỡng cư nổi tiếng.

Tắc kè tưởng đã tuyệt chủng bất ngờ tái xuất sau 100 năm - Ảnh 1.

Phần sơ lược của báo cáo giới thiệu về loài động vật này như sau: “Tắc kè hoa Furcifer Voeltzkowi (Boettger, 1893) đến từ tây bắc Madagascar được xem là họ hàng gần của tắc kè Furcifer Rhinoceratus trong nhiều thập kỷ. Nghiên cứu về loài này chỉ dựa trên những mẫu vật được thu thập từ hơn 100 năm trước. Trong một chuyến thám hiểm, chúng tôi đã phát hiện lại F. Voeltzkowi trong môi trường sống tự nhiên...".

Việc tìm ra tại thời điểm này một loài động vật vốn được xem như đã biến mất là điều có ý nghĩa lớn lao. Trích dẫn trong báo cáo khoa học có viết: “Hành tinh của chúng ta có thể đang đối mặt với khởi đầu của một cuộc đại tuyệt chủng rất lớn.Việc khám phá ra các loài “đã mất” rất quan trọng, bởi chúng cung cấp những dữ liệu quý giá phục vụ cho việc xúc tiến các biện pháp bảo tồn, cũng như mang lại hy vọng giữa bối cảnh khủng hoảng đa dạng sinh học".

Tắc kè tưởng đã tuyệt chủng bất ngờ tái xuất sau 100 năm - Ảnh 2.

Tắc kè hoa Voeltzkow có diện mạo đặc biệt độc đáo và màu sắc rất bắt mắt. Báo cáo của các nhà khoa học mô tả rằng con đực của loài này chủ yếu có màu xanh lá cây, nhưng con cái thì “cực kỳ sặc sỡ”. Màu sắc của con cái càng trở nên nổi bật hơn khi chúng mang thai khi ở gần cá thể đực.

Giải đáp cho sự “vắng mặt” của tắc kè Voeltzkow trong gần một thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân không phải vì chúng qua mắt con người bằng kỹ năng hóa trang hay ẩn nấp bậc thầy. Tuổi thọ ngắn được cho là lý do chính. Mỗi cá thể chỉ sống vài tháng trong mùa mưa. Hơn nữa, môi trường sống tự nhiên của chúng cũng bị đe dọa vì nạn phá rừng và cháy rừng phức tạp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và  VTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước