Các nhà nghiên cứu hóa học của Đại học Rice (Mỹ) vừa tìm thấy một số căn cứ cho thấy Trái Đất rất có thể đã nhận được phần lớn carbon, nitơ và các nguyên tố dễ bay hơi cần thiết khác từ vụ va chạm với một hành tinh cổ đại giúp tạo ra Mặt Trăng hơn 4,4 tỷ năm trước.
Sự sống như chúng ta biết được tạo thành từ sáu nguyên tố hóa học bao gồm: carbon, hydro, nitơ, ôxy, phốt pho và lưu huỳnh.
Nhưng một nghiên cứu mới được công bố cho thấy các nguyên tố xây dựng cho sự sống trên Trái Đất đến từ một vụ va chạm giữa Trái Đất với một vật thể khác có kích cỡ sao Hỏa.
Những gì tìm thấy là tất cả các bằng chứng, tỷ lệ carbon, nitơ và tổng lượng carbon, nitơ và lưu huỳnh trong Trái Đất phù hợp với tác động hình thành Mặt Trăng. Hành tinh cổ đại được đưa ra giả thuyết có mặt trong vụ va chạm được gọi là Theia.
Nghiên cứu cũng lưu ý rằng lõi của Trái Đất không có bằng chứng về carbon, nitơ và lưu huỳnh, vì vậy các nhà khoa học tin rằng các nguyên tố đến Trái Đất từ một vật thể liên sao.
Trước đây, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng sự sống trên Trái Đất có thể xuất hiện từ một loạt các vụ tấn công thiên thạch, nhưng nghiên cứu mới nhất cho thấy đó là một vụ va chạm khủng khiếp.
Trong một nghiên cứu riêng biệt được công bố vào tháng 10 trên Tạp chí Thiên văn học cũng đã trình bày về các vật thể giống như sao chổi có thể "vận chuyển" các vi sinh vật qua hàng ngàn năm ánh sáng để đi “gieo mầm”.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!