Phát hiện mức kết tụ vi nhựa dưới đáy biển cao nhất lịch sử

Mai Linh (theo Foxnews)-Thứ sáu, ngày 08/05/2020 08:00 GMT+7

VTV.vn - Giới khoa học ngỡ ngàng khi phát hiện mức tập trung vi nhựa lớn kỷ lục với 1,9 triệu mảnh vi nhựa trên 1m2.

Gần đây, một dự án nghiên cứu quốc tế đã tiết lộ mức tập trung vi nhựa lớn nhất từ trước đến nay dưới đáy đại dương - gần 1,9 triệu vụn vi nhựa kết tụ thành một lớp mỏng bao phủ diện tích 1 mét vuông mặt nền.

Phát hiện mức kết tụ vi nhựa dưới đáy biển cao nhất lịch sử - Ảnh 1.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Ian Kane đến từ Đại học Manchester (Anh) chia sẻ: “Rất nhiều người đã quen thuộc với hình ảnh những “mảng rác” trên mặt biển kết tụ từ nhựa nổi trôi dạt, thế nhưng phát hiện vừa rồi về mức độ tập trung vi nhựa cao vượt trội dưới đáy đại dương khiến chúng tôi không khỏi bất ngờ. Mật độ này cao hơn tất cả các dữ liệu đã từng được ghi nhận trước đây”.

Phát hiện mức kết tụ vi nhựa dưới đáy biển cao nhất lịch sử - Ảnh 2.

Ví dụ về một trong những "điểm nóng" quy tụ số lượng dày đặc các mảng vi nhựa được các nhà khoa học tìm thấy

Theo nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Science, hơn 10 triệu tấn rác thải nhựa được đổ ra biển mỗi năm là những loại rác nổi, điển hình như túi bóng, ống hút hoặc vỏ điện thoại. Tuy nhiên, số lượng này chỉ chiếm chưa đến 1% tổng số nhựa có mặt trong lòng đại dương. Thực tế, 99% số nhựa còn lại là các mảnh vụn có kích thước chưa đến 5 milimet được các dòng hải lưu luân chuyển, trải rộng khắp nơi dưới đáy biển và dần tích tụ, hình thành những “điểm nóng” rác thải với mật độ vi nhựa khổng lồ.

Phát hiện mức kết tụ vi nhựa dưới đáy biển cao nhất lịch sử - Ảnh 3.

Biểu đồ mô tả vai trò của hải lưu trong quá trình phát tán vi nhựa

Phát hiện mức kết tụ vi nhựa dưới đáy biển cao nhất lịch sử - Ảnh 4.

Một mẫu các vi sợi được các nhà khoa học phát hiện

Một trong số các lãnh đạo của dự án, Mike Clare, phát biểu: “Công trình của chúng tôi đã cho thấy một điều là, những nghiên cứu chi tiết về hoạt động của các dòng hải lưu giúp chúng ta kết nối đường di chuyển của vi nhựa sâu dưới đại dương, cũng như tìm kiếm số nhựa “mất tích”. Kết quả thu thập được cũng nhấn mạnh rằng, việc đưa ra các chính sách can thiệp là điều cực kỳ cần thiết để giới hạn số lượng nhựa thải vào môi trường tự nhiên trong tương lai, đồng thời giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của con người đến hệ sinh thái biển”.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước