Ảnh minh họa.
Tăng huyết áp là một bệnh lý phổ biến, để lại nhiều biến chứng, đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu và thai nhi. Thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong.
GS. TS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện TƯ Quân đội 108 tư vấn cách phân biệt tăng huyết áp mãn tính và tăng huyết áp thai kỳ ở phụ nữ mang thai:
Nguyên nhân tăng huyết áp thai kỳ:
- Phụ nữ khi mang thai trên 35 tuổi
- Có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp
- Thời tiết thất thường: quá nắng nóng hoặc quá lạnh
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo
- Không tập luyện, dưỡng thai
Theo thống kê, 25% bà mẹ mắc cao huyết áp thai kỳ có nguy cơ sinh non, 25% nguy cơ tiền sản giật (trong đó 5-8% có nguy cơ tử vong vì tiền sản giật).
Vì thế, phụ nữ mang thai phải lưu ý:
- Kiểm tra thai định kỳ, kiểm tra huyết áp thường xuyên
- Nếu tăng huyết áp thì phải điều trị thận trọng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, không ăn quá mặn, không ăn nhiều mỡ động vật
- Tập luyện thường xuyên
- Có lối sống vui vẻ, tránh căng thẳng.
- Đón nhận thai nhi với niềm vui vẻ, hạnh phúc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!