Những thủ phạm gây mỡ bụng cần tránh xa

Theo Dân trí-Thứ sáu, ngày 19/10/2018 21:41 GMT+7

VTV.vn - Có nhiều lý do khiến chúng ta bị tăng mỡ bụng, bao gồm chế độ ăn uống kém, thiếu tập thể dục và stress.

Mỡ bụng là từ dùng để chỉ mỡ xung quanh bụng. Có hai loại mỡ bụng:

• Nội tạng: Mỡ bao quanh các cơ quan nội tạng.

• Dưới da: Là mỡ nằm dưới da bụng.

Các biến chứng sức khỏe từ mỡ nội tạng có hại hơn là mỡ dưới da. Có thể thực hiện những thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để giảm mỡ bụng.

Những thủ phạm gây mỡ bụng cần tránh xa - Ảnh 1.

Tại sao mỡ bụng lại nguy hiểm?

Thừa cân là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiều bệnh nặng.

Mỡ bụng thừa có thể làm tăng nguy cơ:

• bệnh tim

• đau tim

• huyết áp cao

• đột quỵ

• đái tháo đường týp 2

• hen

• ung thư vú

• ung thư đại tràng

• Bệnh Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác

Nguyên nhân gây mỡ bụng

1. Chế độ ăn kém

Thực phẩm chứa đường, như bánh ngọt và kẹo, và đồ uống, như nước ngọt và nước trái cây, có thể:

• gây tăng cân

• làm chậm chuyển hóa

• giảm khả năng đốt mỡ

Chế độ ăn ít đạm, nhiều chất bột đường cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng. Protein giúp chúng ta no lâu hơn, và những người không ăn protein từ thịt nạc có thể ăn nhiều thức ăn hơn.

Đặc biệt, chất béo trans có thể gây viêm và dẫn đến béo phì. Chất béo trans có trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm đồ ăn nhanh và bánh nướng, ví dụ: bánh nướng xốp hoặc bánh quy giòn.

Hội Tim Mỹ khuyến cáo người dân nên thay thế chất béo trans bằng các thực phẩm lành mạnh từ ngũ cốc nguyên hạt, chất béo không bão hòa chuỗi đơn và chất béo không bão hòa chuỗi đa.

2. Uống nhiều bia rượu

Uống nhiều bia rượu có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm bệnh gan và viêm.

Một báo cáo năm 2015 về tiêu thụ rượu bia và béo phì trên tạp chí Current Obesity Reports cho thấy uống nhiều bia rượu khiến nam giới tăng cân xung quanh bụng, tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại không nhất quán ở phụ nữ.

3. Thiếu tập thể dục

Nếu một người nạp vào nhiều calo hơn lượng tiêu hao, họ sẽ tăng cân.

Một lối sống ít vận động sẽ khiến bạn khó có thể loại bỏ mỡ thừa, đặc biệt là xung quanh bụng.

4. Stress

Một hormone steroid được gọi là cortisol giúp cơ thể kiểm soát và đối phó với stress. Khi chúng ta lâm vào tình thế nguy hiểm hoặc chịu nhiều áp lực, cơ thể sẽ giải phóng cortisol, và điều này có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa.

Nhiều người thường tìm đến đồ ăn để giải tỏa stress, và cortisol khiến lượng calo thừa lưu lại quanh bụng và các vùng khác của cơ thể để sử dụng sau này.

5. Di truyền

Có bằng chứng cho thấy gen có thể đóng vai trò trong béo phì. Các nhà khoa học cho rằng gen có thể ảnh hưởng đến hành vi, sự trao đổi chất và nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến béo phì.

Tương tự, các yếu tố môi trường và hành vi cũng đóng một vai trò trong khả năng chúng ta bị béo phì.

6. Ngủ kém

Một nghiên cứu trên tạp chí Clinical Sleep Medicine đã liên hệ tăng cân với thời gian ngủ ngắn, có thể dẫn đến thừa mỡ bụng.

Cả chất lượng kém và thời gian ngủ ngắn đều có thể góp phần phát triển mỡ bụng.

Không ngủ đủ giấc có thể dẫn đến hành vi ăn uống không lành mạnh, chẳng hạn như ăn uống theo cảm xúc.

7. Hút thuốc lá

Các nhà nghiên cứu có thể không coi hút thuốc lá là một nguyên nhân trực tiếp gây ra mỡ bụng, nhưng họ tin rằng đó là một yếu tố nguy cơ.

Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí PloS one cho thấy, mặc dù béo phì là như nhau giữa những người hút thuốc và người không hút thuốc, nhưng những người hút thuốc có nhiều mỡ bụng và mỡ nội tạng hơn những người không hút thuốc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước