Không sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa
Rác thải nhựa đang là vấn đề lớn trên toàn cầu, đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng liệu việc cấm ống hút và túi nhựa có thực sự tạo nên sự khác biệt không?
Bạn có thể đã nghe về Great Pacific Garbage Patch, một hòn đảo rác khổng lồ trôi nổi giữa Hawaii và California có kích thước gấp khoảng ba lần nước Pháp. Hầu hết là nhựa. Nhưng khi tìm hiểu, hầu hết nhựa này không phải là rác thải của người tiêu dùng mà từ hoạt động đánh bắt cá. Bên cạnh đó, nhựa có những lợi ích như: giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn, khử trùng vật tư y tế, tạo ra nguồn vật liệu giá thành rẻ, …
Giải pháp cho ô nhiễm nhựa không phải là loại bỏ nó mà phải có cách xử lý rác thải nhựa một cách hợp lý để không trôi vào nước và gây hại cho động vật hoang dã.
Great Pacific Garbage Pathch tràn ngập rác thải nhựa (Ảnh: parsons)
Không nên đi máy bay
Việc di chuyển bằng máy bay trở thành mục tiêu của một số nhà hoạt động vì biến đổi khí hậu. Ngay cả những người nổi tiếng cam kết bảo vệ môi trường như Taylor Swift và Leonardo DiCaprio cũng bị chỉ trích vì sử dụng máy bay riêng. Tuy nhiên, cáo buộc ngành hàng không như thủ phạm chính gây ra biến đổi khí hậu là không đúng. Chỉ có khoảng 2,4% lượng khí thải CO2 toàn cầu đến từ máy bay. Có khả năng, những chiếc xe buýt lưu diễn của Taylor chở thiết bị sản xuất của cô từ thành phố này sang thành phố khác thải ra nhiều carbon hơn so với việc cô sử dụng máy bay riêng.
Chắc chắn, máy bay là một yếu tố đe dọa đến môi trường, đó là lý do tại sao nhiều hãng hàng không đã cam kết đạt được mức phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050. Nhưng chúng không phải là mối đe dọa cấp bách. Nếu bạn thực sự muốn bảo vệ môi trường, hãy lái xe ít hơn, đi bộ, đạp xe và sử dụng phương tiện công cộng nhiều hơn.
Thói quen tiêu dùng đang hủy hoại hành tinh
Dù có ảnh hưởng nhưng thói quen tiêu dùng không phải mối nguy hại lớn nhất với hành tinh (Ảnh: News week)
Nhiều người tin rằng thói quen tiêu dùng đang thúc đẩy biến đổi khí hậu. Họ chỉ ra rằng, có đến 8.000 tấn giấy đã được sử dụng để gói quà hàng năm, hoặc rác thải sinh hoạt tăng hơn 25% từ Lễ Tạ ơn đến Năm mới. Bạn có thể giảm số lượng quà tặng, nhưng điều đó sẽ không làm giảm lượng khí thải nhà kính do than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác tạo ra. Bạn cũng có thể gửi ít thiệp chúc mừng hơn, nhưng điều đó cũng không là gì so với lượng khí thải khổng lồ từ việc sưởi ấm hoặc làm mát ngôi nhà của bạn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!