Nhận biết những dấu hiệu và triệu chứng co giật ở trẻ sơ sinh

Bảo Niệm (dịch)-Thứ sáu, ngày 30/03/2018 18:15 GMT+7

VTV.vn - Các cơn co giật động kinh ở trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện nhiều lần, trong khi đó, co giật do sốt và các nguyên nhân khác thường chỉ xuất hiện một lần.

Co giật là triệu chứng điển hình của bệnh động kinh. Nguyên nhân co giật có thể là do dị tật bẩm sinh, các vấn đề trong quá trình người mẹ mang thai hoặc lúc sinh nở, bệnh tật, sốt, nhiễm trùng và các chất độc hại trong cơ thể. Theo Trung tâm Y tế thuộc trường Đại học Maryland (UMMC), một số trẻ sơ sinh có thể bị co giật do các rối loạn não và hệ thần kinh, ví dụ như bệnh tràn dịch não. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết cơn co giật do động kinh ở trẻ.

Cử động lặp đi lặp lại

Theo trang EpilepsyFoundation, bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh tấn công trẻ dưới 2 tháng tuổi. Loại co giật này thể hiện ở triệu chứng cử chỉ lặp lại, chẳng hạn như mút, chớp mắt và giật mi mắt, thè lưỡi, liếm môi và ngưng thở. Ngoài ra, còn có một số hành động rõ ràng hơn như vẫy cổ tay, đập cánh tay giống chèo thuyền hoặc chân làm động tác đạp xe.

Co cơ

EpilepsyFoundation cho biết bệnh động kinh ở trẻ em gây co giật ở trẻ sơ sinh từ 1 - 2 tuổi. Các cơn co giật này có triệu chứng là các cơn co cơ mạnh và bất ngờ, thường xuất hiện vào sáng sớm trong khi trẻ đang ngủ hoặc lúc thức dậy sau giấc ngủ ngắn. Sự co cơ có thể xảy ra ở các bó cơ ảnh hưởng đến đầu, cổ, chân, thân và cánh tay. Mỗi cơn co cơ có thể chỉ kéo dài vài giây và nhẹ đến nỗi khó phát hiện ngay nhưng sẽ khiến cho đứa bé khóc ré lên rất to.

Mất ý thức

Co giật cơn lớn hoặc nghiêm trọng có thể xuất hiện ở trẻ trên 2 tháng tuổi. Do trẻ ngừng thở tạm thời nên có thể sẽ mất đi ý thức. Môi của trẻ còn có thể biến thành màu xanh do thiếu oxy. Các triệu chứng này luôn làm các bậc phụ huynh vô cùng hoảng sợ.

Cứng cơ

Tổ chức Mayo Clinic cho biết co giật cơn lớn và co giật do sốt cao ở trẻ sơ sinh có thể gây cứng hoặc liệt cơ. Viện nghiên cứu các Chứng Rối Loạn Thần Kinh và Đột Quỵ của Mỹ giải thích rằng các triệu chứng cứng cơ thường kéo dài khoảng 5 phút, bao gồm các biểu hiện như nhìn chằm chằm, cứng hoặc mềm cơ và mất trương lực cơ.

Do đó, cần theo dõi kỹ các biểu hiện của trẻ và báo cho bác sĩ nhi khoa sớm nhất có thể khi thấy điều bất thường.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước