Người miền Trung vừa thờ ông Công ông Táo trên Trang Ông, vừa thờ trên bàn thờ bếp. Gia chủ sẽ dâng hoa quả hoặc thắp nén nhang trên bàn thờ vào tối 30, mùng 1 và ngày rằm.
Trong mâm lễ cúng ông Công ông Táo của người miền thường dâng lên một ông ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ cho các Táo chứ không cúng áo mũ vàng mã như ở miền Bắc.
Mâm lễ cúng ông Táo cả người miền Trung thường có mâm cơm cúng phải có cá thu hoặc cá ngừ, ngựa giấy, hoa tươi, hoa quả, đặt tượng ba ông Táo mới và tượng ba ông Táo cũ cạnh nhau
Một số vùng như Huế và Hội An có tục cúng tượng đất Táo quân và dựng cây nêu trước nhà hay sân đình vào sáng ngày 23 tháng Chạp để xua đuổi ma quỷ khi các ông Táo "đi vắng" và vào mùng 7 tháng Giêng sẽ có lễ hạ nêu.
Lễ tiễn Táo Quân về trời vào ngày 23 tháng Chạp ở miền Trung thường diễn ra trọng thể. Đầu tiên, gia chủ sẽ phải thay cát mới trong bát hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ. Sau đó bày đồ lễ lên bàn thờ, thắp hương và đọc bài khấn ông công ông táo
Sau khi cúng xong, họ hạ tượng ba ông Táo cũ bằng đất nung trên bàn thờ bếp. Các bức tượng này sẽ được đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Sau đó, tượng ba ông Táo mới sẽ được rước lên bàn thờ để bắt đầu một năm làm việc tiếp theo.
Ngoài ra, người miền Trung còn có lễ cúng vào chiều 30 Tết để rước các vị thần về và lễ an vị ông Táo mới vào sáng mùng 1 Tết. Điều đặc biệt là người Huế thường khấn mời Thần Bếp về chứng giám mỗi khi gia đình tiến hành các cúng lễ trong nhà.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!