Hóa ra "lười biếng" không phải là lý do cho sự trì hoãn như chúng ta đã lầm tưởng

Mai Linh (theo CNN)-Thứ bảy, ngày 29/07/2023 06:00 GMT+7

Ảnh: Getty Images

VTV.vn - Chuyên gia chỉ ra những kiểu người thường gặp phải vấn đề trì hoãn và đưa ra những phương hướng giải quyết.

Jenny Yip, nhà tâm lý học lâm sàng và giám đốc điều hành của Trung tâm Little Thinkers tại Los Angeles, cho biết rằng sự lười biếng thường không phải là lý do đằng sau sự trì hoãn. Sự lười biếng có thể được miêu tả giống như suy nghĩ “tôi hoàn toàn không muốn nghĩ về điều này”, “tôi thấy khó chịu khi phải nghĩ về điều này, do đó, thật khó để tôi có thể hoàn thành công việc này”. 

Theo các chuyên gia, biết được lý do tại sao bạn hay trì hoãn và học cách giải quyết nó là hướng duy nhất để thay đổi hành vi của bạn. Sự trì hoãn có thể gây ra nhiều hậu quả trong cuộc sống hằng ngày như tụt hậu trong công việc, không đạt được mục tiêu cá nhân, đồng thời cũng tác động tiêu cực đến cảm xúc hoặc tinh thần. Theo một nghiên cứu mới đây trên hơn 3.500 sinh viên đại học, sự trì hoãn có liên quan đến trầm cảm, lo lắng, căng thẳng, ngủ kém, thiếu hoạt động thể chất, cô đơn và gặp khó khăn về kinh tế.

Sau đây là những kiểu người trì hoãn có thể giúp bạn xác định được về trường hợp của mình, bạn cũng có thể thuộc nhiều hơn một nhóm dưới đây: 

Người cầu toàn

Người cầu toàn luôn muốn mọi thứ được hoàn thành theo một cách hoàn hảo nên sẽ cần sự nỗ lực tối đa. Nếu người cầu toàn không có kế hoạch cụ thể, phương hướng rõ ràng để hoàn thành nhiệm vụ, họ sẽ mất định hướng.

Itamar Shatz, một nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge ở Vương quốc Anh đã chia sẻ phương hướng giải quyết cho những người cầu toàn hay trì hoãn: “ Bạn nên nhận ra rằng các tiêu chuẩn cầu toàn là không thực tế. Hãy thay thế chúng bằng những tiêu chuẩn đủ tốt và cho phép bản thân mắc một số sai lầm”.

Người mơ mộng

Chuyên gia cho biết: “Một người mơ mộng hay trì hoãn do không thích những chi tiết phức tạp cần thiết để hoàn thành các dự án của họ. Họ thích có ý tưởng mới và sau đó thường cảm thấy khó khăn hoặc nhàm chán để tiếp tục. Những người mơ mộng cũng có thể nghĩ mình sẽ gặp được một số may mắn hoặc sự hỗ trợ, khiến cho việc chủ động và hiệu quả công việc của họ thường đi xuống.

Người mơ mộng nên rèn luyện bản thân để phân biệt giữa ước mơ và mục tiêu hiện tại, làm việc tuần tự bằng sáu câu hỏi: cái gì, khi nào, ở đâu, ai, tại sao và như thế nào. Biến “sớm thôi” hoặc “ngày khác” thành một thời điểm cụ thể. Đồng thời hãy viết các kế hoạch theo một dòng thời gian và vạch sẵn từng bước để hoàn thành.

Người chống đối

Những người mắc chứng trì hoãn chống đối thường có xu hướng làm mọi thứ ngược lại so với những gì người khác mong đợi hoặc yêu cầu họ làm, chứ không phải những gì họ muốn. Sự bi quan này làm giảm động lực hoàn thành nhiệm vụ của họ.

Shatz nói, nếu bạn có suy nghĩ này, hãy tìm những cách tích cực để cảm thấy mọi thứ trong tầm kiểm soát. Cố gắng hành động hơn và hợp tác với một nhóm chứ không phải chống lại họ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước