Hồ Thiên Trì theo phiên âm tiếng Trung là Tian Chi (Hồ nước của trời). Đây là một hồ nước hình thành từ vụ phun trào núi lửa vào khoảng năm 969 Trước công nguyên, nằm trên hõm chảo trên đỉnh dãy Trường Bạch.
Vẻ đẹp của hồ Thiên Trì - hồ nước trên núi sâu nhất thế giới
Theo tài liệu để lại, do sự dịch chuyển của lớp vỏ trái đất, dãy núi được hình thành khoảng 2,77 triệu năm trước sau vụ phun trào núi lửa. Trên đỉnh của ngọn núi chính có hồ miệng núi lửa ở độ cao 2100 m so với mực nước biển. Và đó cũng là hồ Thiên Trì của ngày nay.
Diện tích bề mặt hồ là 9,82 km2 với độ sâu lớn nhất đạt 384 m, độ sâu trung bình là 204 m. Với kích thước này, đây cũng chính là hồ trên núi có độ sâu lớn nhất thế giới hiện nay.
Do nằm ở vĩ độ cao nên nước ở hồ Thiên Trì luôn lạnh, nhiệt độ ngày hè cũng đạt từ 8 độ C - 10 độ C. Giữa tháng 10 tới tháng 6 hàng năm, hồ trong tình trạng đóng băng với lớp dày 1 m.
Do dãy Trường Bạch có độ cao lớn, hai luồng không khí từ Siberi và Thái Bình Dương gặp nhau trên đỉnh núi nên độ ẩm ở hồ luôn cao hơn khu vực chân núi.
Với trữ lượng hơn 2 tỷ tấn nước ngọt, hồ Thiên Trì đủ sức cung cấp nước cho toàn bộ người dân ở Bắc Kinh trong 22 tháng.
Dù có lượng mưa phong phú nhưng hồ Thiên Trì gần như không có các loài thủy sinh cư trú. Có thể do nồng độ oxy trong nước thấp, cộng với môi trường xung quanh khô cằn, thảm thực vật thưa thớt khiến nơi này không đáp ứng đủ điều kiện để các loài cá sinh sống.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!