Giải pháp tăng cường hiệu quả kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Ban Khoa giáo-Thứ sáu, ngày 15/03/2019 15:32 GMT+7

VTV.vn -

EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Hòa Kỳ. Tính đến hết tháng 10/2018, xuất khẩu của Việt Nam và EU đạt 34,9 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Với mức tăng trưởng xuất khẩu lên tới 10%/năm, nông sản hiện là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực từ Việt Nam sang EU.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ được phê chuẩn và đưa vào thực thi trong năm nay. Khi hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, với việc loại bỏ hơn 99% giảm thuế xuất khẩu từ Việt Nam sang EU, đây sẽ là cơ hội lớn cho các sản phẩm cốt lõi của Việt Nam, đặc biệt là nông sản.

Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, tính đến ngày 15/10/2018, Cục đã bảo hộ cho 852 đối tượng có dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc cho các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có 60 chỉ dẫn địa lý, 189 nhãn hiệu chứng nhận và 602 nhãn hiệu tập thể.

Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có 1 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại thị trường EU là nước mắm Phú Quốc. Khi hiệp định EVFTA được ký kết và có hiệu lực, EU sẽ công nhận và bảo hộ 39 sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng như thanh long, cà phê, hạt điều, chè… có khả năng khai thác để hưởng lợi lớn từ việc đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Tuy nhiên, một trong các điều kiện cần đạt được là các sản phẩm nông nghiệp sẽ phải đảm bảo tốt các vấn đề về kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Đây cũng chính là một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Vậy giải pháp nào để tăng cường hiệu quả vấn đề kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ khi EVFTA có hiệu lực?

Để giải đáp vấn đề này, chương trình Câu chuyện Sở hữu trí tuệ đã mời tới trường quay PGS, TS Nguyễn Quốc Thịnh - Bộ môn Quản trị Thương hiệu, Đại học Thương mại Hà Nội. Theo khách mời của chương trình, giải pháp đưa ra bao gồm:

- Cần có sự quy hoạch rõ ràng tại mỗi vùng sản xuất dưới sự quản lý của các doanh nghiệp hoặc các hợp tác xã kiểu mới để kiểm soát tốt vấn đề truy xuất nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

- Trao quyền quản lý cho các tổ chức tập thể đang trực tiếp sản xuất kinh doanh tại các vùng đặc sản.

- Cần có sự tham gia hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tạo chọn những giống cây phù hợp nhất để có thể đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng theo quy định quốc tế.

- Tuyên truyền cho các hộ sản xuất kinh doanh về lợi ích của chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể để từ đó kết nối những cơ sở sản xuất này tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm, chuỗi giá trị toàn cầu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước