Giải mã bí ẩn vì sao các tòa nhà La Mã có thể tồn tại lâu

Mai Linh (theo CNN)-Thứ bảy, ngày 28/01/2023 13:19 GMT+7

Công trình La Mã cổ đại tồn tại lâu bền theo thời gian (Ảnh: EyesWideOpen/Getty Images)

VTV.vn - Các công trình La Mã cổ đại đã tồn tại hàng thiên niên kỷ chứng minh sự khéo léo của các kỹ sư La Mã thời xưa.

Mới đây các nhà khoa học đã cùng giải mã bí ẩn: Làm thế nào mà các tòa nhà khổng lồ như Pantheon và đấu trường La Mã có thể tồn tại hơn 2000 năm? Một nhóm nghiên cứu công trình cổ đại gồm các nhà nghiên cứu từ Hoa Kỳ, Italia và Thụy Sỹ đã phân tích mẫu bê tông hơn 2000 năm tuổi được lấy từ một bức tường thành tại địa điểm khảo cổ Privernum. Mẫu bê tông này có thành phần tương tự như mẫu bê tông được tìm thấy khắp các đế chế La Mã.

Họ phát hiện ra rằng bên trong mẫu bê tông này chứa một chất được gọi là đá vôi. Thành phần này giúp bê tông có khả năng hàn gắn các vết nứt theo thời gian mà không cần can thiệp của con người.

Theo các nhà khoa học cho biết: Vôi sống khi được trộn với nước sẽ trở thành vôi tôi và có khả năng dùng làm chất kết dính trong xây dựng.

Để kiểm tra xem liệu các lớp vôi có phải là yếu tố khiến bê tông La Mã có khả năng tự hàn gắn hay không. Các nhà nghiên cứu đã tiến hàng một thí nghiệm.

Họ đã làm hai mẫu bê tông: Một mẫu theo công thức La Mã và một mẫu theo tiêu chuẩn hiện đại. Kết quả sau hai tuần cho thấy, nước không thể thấm qua bê tông theo công thức của người La Mã cổ đại. Đây cũng là một trong những nguyên do lớn nhất khiến các công trình kiến trúc kỳ vĩ này có thể được bảo quản gần như hoàn hảo trong hàng ngàn năm. 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước