Chiêm ngưỡng cận cảnh “siêu tên lửa” 18,6 tỷ USD mới của NASA

Mai Linh (theo BBC)-Thứ tư, ngày 16/06/2021 06:00 GMT+7

VTV.vn - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) vừa hoàn tất lắp ráp “siêu tên lửa” trong Hệ thống phóng tàu không gian (SLS), với sứ mệnh đưa con người quay lại Mặt trăng.

Chiêm ngưỡng cận cảnh “siêu tên lửa” 18,6 tỷ USD mới của NASA - Ảnh 1.

Mô-đun lõi của Hệ thống phóng tàu không gian SLS đặt giữa hai tên lửa đẩy (Ảnh: NASA)

Mới đây, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã lắp ráp thành công tên lửa đầu tiên trong Hệ thống phóng tàu không gian SLS (Space Launch System). SLS có tổng trị giá lên đến 18,6 tỷ USD, mang nhiệm vụ đưa con người lên Mặt trăng trong thập kỷ này.

Vào ngày 11/6 vừa qua, các kỹ sư tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy tại Florida đã hoàn thành khâu hạ tầng lõi cao 65m ở giữa hai tên lửa đẩy nhỏ hơn. Đây là lần đầu tiên cả ba phần chính của tên lửa cùng được đặt vào trong cấu hình khởi phóng. NASA dự định sẽ tiến hành chuyến bay đầu tiên với Hệ thống phóng tàu không gian SLS vào cuối năm nay.

Chiêm ngưỡng cận cảnh “siêu tên lửa” 18,6 tỷ USD mới của NASA - Ảnh 2.

(Ảnh: NASA)

Hệ thống phóng tàu không gian SLS bao gồm một tầng lõi khổng lồ, nơi chứa các thùng thuốc phóng và bốn động cơ mạnh mẽ, với hai bên là hai tên lửa đẩy dạng rắn (SRB) dài 54m. Chúng cung cấp phần lớn lực đẩy để đưa SLS lên khỏi mặt đất trong hai phút đầu tiên của chuyến bay. Cả phần lõi chính và 2 tên lửa đẩy SRB đều cao hơn Tượng Nữ thần Tự do.

Chiêm ngưỡng cận cảnh “siêu tên lửa” 18,6 tỷ USD mới của NASA - Ảnh 3.

Tên lửa đẩy đôi cho tên lửa Hệ thống phóng tàu không gian SLS, sau khi lắp ráp (Ảnh: NASA)

Vào ngày 11 và 12/6, đội ngũ tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy đã sử dụng một cần trục hạng nặng để nâng tầng lõi trước tiên, sau đó chuyển lõi từ vị trí nằm ngang sang thẳng đứng, và rồi hạ bộ phận này vào vị trí giữa tên lửa đẩy SRB trên bộ phóng di động.

Cấu trúc này hiện đang nằm bên trong Tòa nhà Lắp ráp Phương tiện (VAB) khổng lồ. Trình khởi phóng di động cho phép đội ngũ nghiên cứu và lắp ráp dễ dàng truy cập thử nghiệm, kiểm tra và bảo dưỡng SLS. Bộ khởi phóng cũng sẽ giúp vận chuyển tên lửa khổng lồ lên bệ phóng chính thức.

Chiêm ngưỡng cận cảnh “siêu tên lửa” 18,6 tỷ USD mới của NASA - Ảnh 4.
Chiêm ngưỡng cận cảnh “siêu tên lửa” 18,6 tỷ USD mới của NASA - Ảnh 5.
Chiêm ngưỡng cận cảnh “siêu tên lửa” 18,6 tỷ USD mới của NASA - Ảnh 6.

Các bộ phận chính của SLS trước khi hoàn tất lắp ráp (Ảnh: NASA)

Các kỹ sư bắt đầu lắp ráp hai tên lửa đẩy vào bộ khởi phóng di động vào tháng 11 năm ngoái. Trong quá trình này, phần lõi được gắn vào một bệ thử nghiệm ở Mississippi, đồng thời trải qua một chương trình đánh giá toàn diện mang tên Green Run.

Chiêm ngưỡng cận cảnh “siêu tên lửa” 18,6 tỷ USD mới của NASA - Ảnh 7.

(Ảnh: NASA)

Vào tháng 3, các động cơ phần lõi đã khởi chạy thành công trong khoảng 8 phút trong bài kiểm tra cuối cùng và quan trọng nhất của Green Run. Đây cũng là quãng thời gian cần thiết để SLS đi từ mặt đất lên vũ trụ. Sau khi tân trang, phần lõi đã được vận chuyển đến Trung tâm Vũ trụ Kennedy.

Chiêm ngưỡng cận cảnh “siêu tên lửa” 18,6 tỷ USD mới của NASA - Ảnh 8.

Mang tên Artemis-1, sứ mệnh không gian lần này sẽ sử dụng để SLS phóng tàu Orion, phương tiện chuyên chở phi hành đoàn thế hệ mới của Mỹ, hướng đến Mặt trăng. Tuy nhiên, sẽ không có phi hành gia nào có mặt trên tàu trong chuyến đi lần này, bởi các kỹ sư muốn thử nghiệm với cả tên lửa và tàu vũ trụ qua tất cả các khâu trước khi có con người tham gia vào năm 2023.

Artemis-3 sẽ là sứ mệnh đầu tiên đưa con người lên Mặt trăng kể từ chương trình Apollo 17 vào năm 1972. Artemis-3 sẽ được khởi động trong vài năm tới. Gần đây, NASA đã trao hợp đồng chế tạo tàu đổ bộ Mặt Trăng thế hệ tiếp theo cho Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian SpaceX, công ty hiện đang điều chỉnh thiết kế tàu Starship của mình để phục vụ mục đích này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước