Cầu không chỉ thu hút du khách đến tham quan chụp hình, mà còn là nơi thông thương của hàng ngàn hộ dân hai bên cầu.
Cây cầu bắc qua sông Bình Bá nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây, huyện Tuy An với phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu
Cây cầu gỗ nhìn từ hướng QL1A
Cầu được xây dựng lần đầu từ năm 1998 với tổng chi phí hơn 1 tỷ đồng do ông Nguyễn Phước Thọ (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tự bỏ tiền ra đầu tư, có chiều dài hơn 800 m và rộng 2,3m. Vật liệu chính của cầu là những tấm ván gỗ làm từ thân cây phi lao, bạch đàn. Thành cầu làm bằng những thân tre già. Cầu chỉ thiết kế để xe máy và người đi bộ sử dụng.
Cầu được xây dựng lần đầu năm 1998
Đầu cầu phía phường Xuân Đài là một nhà gỗ sơ sài và cũng là nơi thu tiền của các phương tiện qua lại. Mỗi lượt, người đi bộ trả 1.000 đồng, người đi xe hai bánh trả 3.000 đồng, chở thêm hàng hóa là 5.000 đồng. Dưới chân cầu là những đống gỗ phi lao chất sẵn, khi có tấm ván nào hỏng là được sửa ngay. Có năm mưa lũ tới cuốn trôi cả cây cầu, phải mất hàng tháng trời xây lại. Trong khoảng thời gian đó, người dân phải đi vòng rất xa.
Bảng giá thu phí khi lưu thông trên cầu
Việc thu phí được thực hiện ngay tại cầu
Cầu chỉ thiết kế dành cho người đi bộ và xe máy
Cây phi lao, bạch đàn, tre là những vật liệu chủ yếu để làm nên cây cầu gỗ này
Ngoài là nơi thông thương của người dân, cây cầu cũng được biết đến là một điểm du lịch nổi tiếng khi đến với Phú Yên.
Ngoài chức năng thông thương của người dân, cây cầu cũng là một nơi du lịch nổi tiếng ở Phú Yên
Nơi đây có 1 làn nước xanh, không khí mát lành rất dễ chịu
Nhiều bạn trẻ đến đây để lưu lại những bức ảnh đẹp sau mỗi chuyến đi