Các loại trầm cảm thường gặp và cách nhận diện

Theo VOV-Thứ ba, ngày 21/08/2018 18:46 GMT+7

VTV.vn - Trầm cảm là rối loạn về cảm xúc, người bệnh trở nên buồn rầu, chán nản, mệt mỏi, cảm thấy tương lai ảm đạm, thường gây ra sự suy giảm chức năng xã hội.

Các loại trầm cảm thường gặp và cách nhận diện - Ảnh 1.

Trầm cảm trầm trọng: Đây là loại trầm cảm phổ biến nhất thường được gọi là trầm cảm lâm sàng. Một số dấu hiệu cho biết căn bệnh này là bạn cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng, thiếu năng lượng, mất hứng thú với các hoạt động vui chơi, khó chịu, thay đổi thói quen ăn uống, khó tập trung và suy nghĩ về cái chết thường xuyên. Cách điều trị tốt nhất là uống thuốc chống trầm cảm, trò chuyện với người thân và gặp bác sĩ tâm lý.

Các loại trầm cảm thường gặp và cách nhận diện - Ảnh 2.

Rối loạn lưỡng cực: Rối loạn lưỡng cực đặc trưng bởi sự thay đổi tâm trạng. Những người bị rối loạn lưỡng cực thường có một loạt các triệu chứng về thể chất như mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức không có lý do. Nhưng một người mắc chứng rối loạn lưỡng cực cũng có những trạng thái tâm lý cực kỳ mãnh liệt - phấn khích hoặc dễ cáu kỉnh - được gọi là "hưng cảm", ngoài ra, họ còn dễ lo lắng, khó chịu, do dự và vô tổ chức. Trường hợp cực đoan có thể dẫn đến rối loạn tâm thần.

Các loại trầm cảm thường gặp và cách nhận diện - Ảnh 3.

Trầm cảm theo mùa (SAD): Trầm cảm xảy ra theo mùa, thường vào những tháng mùa đông khi ngày ngắn hơn và số giờ nắng ít hơn. Đặc trưng của trầm cảm theo mùa là tình trạng mệt mỏi ban ngày, lo lắng, tăng kích thích, tăng cân, đi kèm với xu hướng sống tách biệt với xã hội. Nhìn chung, loại trầm cảm này thường khỏi khi mùa xuân và mùa hè đến. Đương nhiên loại trầm cảm này sẽ tái phát hàng năm cùng với các rối loạn theo mùa khác.

Các loại trầm cảm thường gặp và cách nhận diện - Ảnh 4.

Trầm cảm nhẹ mãn tính: Trầm cảm mãn tính (tiếng Anh thường gọi là dysthymia) là trạng thái tâm lý chán nản kéo dài trong ít nhất 2 năm. Bạn có thể có các triệu chứng như thay đổi khẩu vị, ngủ nhiều hoặc thiếu ngủ, thiếu năng lượng, lo lắng, gặp khó khăn trong việc tập trung và cảm thấy vô vọng. Tuy nhiên, nó nhẹ hơn so với trầm cảm nặng. Đây là loại trầm cảm có thể điều trị bằng phương pháp nói chuyện và tâm lý trị liệu.

Các loại trầm cảm thường gặp và cách nhận diện - Ảnh 5.

Trầm cảm sau sinh: Khoảng 85% bà mẹ bị trầm cảm sau sinh. Đây là loại trầm cảm được đặc trưng bởi cảm giác cực kỳ buồn bã, lo ngại về việc làm tổn thương em bé, cô đơn và cảm giác mất kết nối với đứa trẻ. Nó có thể xảy từ vài tuần đến vài tháng sau khi sinh đứa trẻ. Các bệnh nhân nên được chăm sóc y tế ngay lập tức, bác sĩ có thể trò chuyện và dùng thuốc để giảm các triệu chứng.

Các loại trầm cảm thường gặp và cách nhận diện - Ảnh 6.

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD): Rối loạn kinh nguyệt tiền kinh nguyệt xảy ra trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm này là cực kỳ mệt mỏi, cảm thấy buồn và vô vọng; thay đổi tâm trạng, cảm giác căng thẳng, lo lắng, khó chịu, chán ăn, không có khả năng tập trung. Việc điều trị nên bao gồm việc thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống và tập thể dục phù hợp kết hợp thuốc chống trầm cảm.

Các loại trầm cảm thường gặp và cách nhận diện - Ảnh 7.

Loạn thần: Đây là triệu chứng của chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Những người mắc chứng loạn thần có thể xuất hiện hoang tưởng hoặc ảo giác, những trải nghiệm cảm xúc xảy ra thường không có những kích thích thực tế. Khoảng 20% người bị bệnh trầm cảm có khả năng phát triển thành loạn thần. Khả năng suy nghĩ sẽ không còn và họ sẽ trở nên kích động, có thể tự làm tổn thương chính họ hoặc người khác. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng của loạn thần.

Các loại trầm cảm thường gặp và cách nhận diện - Ảnh 8.

Trầm cảm không điển hình: Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng bao gồm quá phấn khích với các sự kiện mang tính tích cực, tăng cảm giác thèm ăn gây ra tăng cân, ngủ nhiều hơn, thường trên 10 giờ một ngày, nhạy cảm với lời phê bình, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ, công việc và hoạt động xã hội. Một thuốc chống trầm cảm được gọi là MAOI (chất ức chế monoamine oxidase) đã được nghiên cứu kỹ để điều trị chứng trầm cảm này.

Các loại trầm cảm thường gặp và cách nhận diện - Ảnh 9.

Trầm cảm tình huống: Tình trạng trầm cảm này còn được gọi là rối loạn điều chỉnh. Bệnh được kích hoạt bởi một sự kiện căng thẳng hoặc thay đổi trong cuộc sống như mất việc, chấn thương, cái chết của người thân... Các triệu chứng thường là quá buồn, lo lắng hoặc căng thẳng. Tâm lý trị liệu có thể giúp bạn nếu bạn đang bị trầm cảm này.

 
Điều trị bệnh trầm cảm bằng Ketamin như thế nào? Điều trị bệnh trầm cảm bằng Ketamin như thế nào?

VTV.vn - Ketamin đang dần xuất hiện song hành tại hàng trăm cơ sở y tế trên toàn nước Mỹ để điều trị cho những người trầm cảm đến muốn tự sát.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước