Lạnh bàn chân là một tình trạng phổ biến gây ra bởi nhiều yếu tố sức khỏe và lối sống. Khi cơ thể không bơm đủ máu đến bàn chân hoặc mũi chân để tiết kiệm nhiệt cho những vùng khác, nhiệt độ tại bộ phận này sẽ tụt giảm nhanh chóng. Việc thiếu máu kéo theo thiếu oxy, càng làm cho cảm giác lạnh chân trở nên nặng nề hơn. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này, đi kèm với phương pháp khắc phục hiệu quả.
1. Thiếu máu
Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu của chứng lạnh chân hoặc không chịu được lạnh. Sắt giúp tạo ra hemoglobin, đây là chất liên kết với oxy và giúp truyền chúng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Thiếu sắt kìm hãm quá trình sản sinh hemoglobin, dẫn đến lạnh chân như một hệ quả dễ thấy. Tình trạng này thường gặp ở nữ giới hơn so với nam giới.
2. Bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường thường có nhiều nguy cơ bị loét chân. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người mắc chứng bệnh này có xu hướng mô tả triệu chứng bao gồm cảm giác lạnh bất thường ở bàn chân, đau trong lúc chuột rút, cơn đau lan rộng và cảm giác khó chịu khác như bị kim châm hoặc bỏng rát ở bàn chân. Đường huyết tăng cao có thể là nguyên nhân đằng sau những triệu chứng trên, bởi tình trạng này gây tổn thương các sợi thần kinh và làm yếu cơ, ảnh hưởng đến các cơ nhỏ của bàn chân.
3. Nhiệt độ thấp
Không cần nghi ngờ gì nhiều, nhiệt độ lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng lạnh chân ở người khỏe mạnh. Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới 37 độ C, vốn mức nhiệt độ cơ thể bình thường, não bộ sẽ hạn chế lưu lượng máu chảy đến các bộ phận cơ thể ít quan trọng hơn như bàn chân để bảo tồn nhiệt cho các cơ quan quan trọng bậc nhất như tim và não.
4. Suy giáp
Chứng suy giáp hoặc sản xuất không đủ hormone tuyến giáp là một rối loạn nội tiết có đặc điểm chính là nhạy cảm với cả lạnh. Hormone tuyến giáp hoạt động chặt chẽ với hệ thần kinh và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Khi việc sản xuất hormone này giảm đi, chỉ cần thay đổi nhỏ ở nhiệt độ da cũng có thể khiến máu bị hạn chế lưu thông đến bàn chân, gây ra hiện tượng lạnh chân thường thấy.
5. Căng thẳng (stress) cấp tính
Các yếu tố tâm lý như lo lắng và căng thẳng cấp tính có thể dẫn đến tình trạng co mạch ngoại vi, đi kèm với nhiệt độ cơ thể giảm mạnh và gây ra các triệu chứng như lạnh bàn chân. Căng thẳng là yếu tố khiến hormone adrenaline được bơm vào máu tích cực hơn. Vì thế, căng thẳng kéo dài có thể làm giảm lưu lượng máu thường xuyên đến các chi, bàn chân là một trong số đó.
6. Hiện tượng Raynaud
Hiện tượng Raynaud mô tả phản ứng của cơ thể trước nhiệt độ lạnh và căng thẳng cảm xúc. Biểu hiện cụ thể là cảm giác lạnh, tê ngón chân và các chi khác trên cơ thể. Tình trạng này có thể là do một số tình trạng tiềm ẩn như viêm khớp hoặc các bệnh tự miễn dịch.
7. Hút thuốc
Nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh Buerger có thể là nguyên nhân gây ra chứng lạnh chân, chủ yếu bắt gặp ở nam giới hút thuốc. Cơ chế của bệnh viêm nhiễm này có thể liên quan đến sự liên hệ giữa việc quá mẫn cảm với thuốc lá và suy giảm chức năng co mạch phụ thuộc vào nội mô, dẫn đến tình trạng lạnh chân.
8. Cholesterol cao
Chứng xơ cứng động mạch đi kèm với tình trạng động mạch bị co hẹp do tích tụ cholesterol, chất béo và canxi. Quá trình này gây ra sự xuất hiện của nhiều mảng bám, làm cản trở khả năng cung cấp máu cho các bộ phận cơ thể. Cảm giác lạnh chân cũng là một trong những hệ quả phổ biến.
9. Mang thai
Thai kỳ đi kèm với những thay đổi đặc trưng trong hormone, dễ dàng ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ do lượng máu cung cấp đến các chi giảm sút, đặc biệt là ở vùng thấp như chân. Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể có tăng nhẹ trong thời kỳ mang thai thai. Do đó, thai phụ có xu hướng cảm thấy không khí xung quanh lạnh hơn thông thường. Điều này cũng có thể gây lạnh bàn chân.
10. Dược phẩm
Một số loại thuốc như thuốc ức chế beta, thuốc chống trầm cảm và amphetamine, vốn chủ yếu được sử dụng để giảm huyết áp, giảm đau nửa đầu và đau do viêm khớp dưới, có thể đi kèm với tác dụng phụ là làm lạnh chân. Các loại thuốc này đều làm co mạch máu, do đó dễ dàng dẫn đến cảm giác lạnh vùng chân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!