Củ riềng thuộc cây thân thảo họ Gừng được trồng phổ biến ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Riềng có thể cao đến 1,2 m, ra hoa tháng 4 đến tháng 9. Thân rễ có thể dùng làm thuốc, lá, thân và thân rễ dùng làm gia vị.
Sử dụng:
Trong toàn bộ cây riềng chỉ có phần rễ có thể ăn được và được sử dụng chủ yếu cho mục đích nấu ăn.
Đã từ lâu, riềng trở thành loại gia vị chính trong hầu hết các món ăn Thái bởi hương vị ngọt pha chút vị cay đặc trưng của nó. ở Việt Nam, riềng được nhắc tới với những món như: thịt dê nộm, thịt chó nhựa mận, chân giò nấu chuối xanh, cá kho… Riềng được dùng dưới dạng tươi hoặc bột khô.
Tác dụng:
Riềng là loại thảo mộc có đặc tính chữa bệnh. Bên cạnh đó, nó làloại thuốc sát trùng rất tốt giúp vết thương màu lành mà ít để lại sẹo. Riềng cũng giúp giảm đau các khớp và cơ bắp. Những người mắc các bệnh về dạ dày sử dụng riềng trong chế độ ăn sẽ cải thiện phần nào tình trạng của bệnh.
Ngoài ra, nó cũng trị được các chứng buồn nôn, đầy hơi hay thấp khớp dạng thấp. Do đặc tính kháng khuẩn tốt nên riềng luôn là vị thuốc bổ tốt cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa các loại bệnh tật. Tuy nhiên, với những người mặc bệnh về đường tiêu hóa và những phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên sử dụng riềng thường xuyên vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ, có hại cho cơ thể.