Bạc Liêu và Tiền Giang có di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt

PV (tổng hợp)-Thứ ba, ngày 23/07/2024 15:58 GMT+7

Đền thờ và Khu lăng mộ Anh hùng dân tộc Trương Định (Ảnh: Bộ VHTTDL)

VTV.vn - Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng và Di tích lịch sử Các điểm khởi nghĩa Trương Định vừa được công nhận xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đợt 15.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu, tháp cổ Vĩnh Hưng thuộc huyện Vĩnh Lợi cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 20 km. Đây không chỉ là một kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc  Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam bộ, mà trong cuộc khai quật tại tháp Vĩnh Hưng, các nhà khảo cổ học còn thu được nhiều hiện vật hết sức quí giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quí … đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau công nguyên) của tháp cổ Vĩnh Hưng. Từ giá trị kiến trúc của tháp Vĩnh Hưng, năm 1992 Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) quyết định xếp hạng là di tích cấp Quốc gia.

Bạc Liêu và Tiền Giang có di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt - Ảnh 1.

Tháp cổ Vĩnh Hưng (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu)

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, liên quan đến cuộc kháng chiến chống Pháp của Anh hùng dân tộc Trương Định ở thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông còn lưu lại nhiều di tích như: Lũy Pháo Đài, Đám lá tối trời, Ao Dinh, Đền thờ và Khu lăng mộ của ông… Di tích Lũy Pháo Đài thuộc ấp Pháo Đài (xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông) nằm ngay ở sông Cửa Tiểu nên thuận lợi cho việc đến tham quan bằng đường thủy hoặc đường bộ. Năm 1987, Lũy Pháo Đài được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Bạc Liêu và Tiền Giang có di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt - Ảnh 2.

Di tích Ao dinh ở Tiền Giang (Ảnh: Hoàng An)

Ở gần làng Gia Thuận, thuộc huyện Gò Công Đông hiện nay là khu dân cư đông đúc, nhưng 150 năm trước là vùng hoang vu, cây cối um tùm với nhiều dã thú. Tại đây có một khu dừa nước rậm rạp. Vào bên trong khu này, dù là ngày nắng, người ta vẫn thấy tối nên người dân địa phương gọi là “Đám lá tối trời” và lâu ngày, tên này trở thành địa danh. Năm 1863, Pháp đánh chiếm Gò Công. Trước sức giặc mạnh bạo với vũ khí tối tân, lãnh tụ nghĩa quân Trương Định chọn “Đám lá tối trời” làm nơi ẩn binh. Trong đám thuộc hạ của Trương Định có Huỳnh Công Tấn, cha của Tấn cộng tác với Pháp, ra đầu hàng Pháp rồi dẫn binh vào “Đám lá tối trời” để bắt ông Trương Định. Ông bị thương nhưng nhất định không hàng giặc mà rút gươm tự sát (năm 1864) tại di tích Ao Dinh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước