Bắc Kinh: Vườn cổ thụ tại các công viên thu hút du khách

Thái Bình (Phóng viên thường trú tại Trung Quốc)-Chủ nhật, ngày 11/06/2017 17:37 GMT+7

VTV.vn - Các quần thể cây cổ thụ trăm năm, ngàn năm tuổi ở nhiều công viên thành phố Bắc Kinh là điểm tham quan của du khách.

Tại thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) hàng ngàn cây cổ thụ, nhiều cây có tuổi đời trên 1.000 năm được bảo vệ tốt. Thành phố này phân loại cây theo từng cấp độ để giữ gìn và chăm sóc cẩn thận như một tài sản quý của địa phương.

Nổi bật trong quần thể 44 cây cổ thụ ở công viên Nhật Đàn, Bắc Kinh là cây trắc bách diệp hơn 1.100 năm được Cục giám chế Công viên cây xanh Bắc Kinh xác nhận. Với 9 nhánh vươn thẳng lên trời, cây được đặt biệt danh cửu long bách.

Đa phần cổ thụ là trắc bách diệp, tùng xà, bạch tùng, du tùng có thể sống đến hàng ngàn năm và được đưa vào diện bảo tồn nghiêm ngặt với phân loại, gắn mã quét QR theo các cấp độ. Với biển màu đỏ là cây trên 300 năm, màu xanh từ 100 năm đến 300 năm. Phần lớn đều là những cây trên 300 năm nên ngành chức năng phải liên tục bổ sung dinh dưỡng, cải tạo đất và tạo các giá đỡ để giúp cây chống chọi tốt với tuổi già và giông bão.

Các quần thể cây cổ thụ trăm năm, ngàn năm tuổi ở nhiều công viên thành phố Bắc Kinh cũng là điểm tham quan của du khách. Người ta gọi các cây cổ thụ 500 - 700 là những cổ lão. Dù nhiều cổ lão chỉ còn vài cành nhưng thời gian chưa thể quật ngã mà chỉ càng làm cho cây thêm đẹp. Chứng kiến biết bao dâu bể của cuộc đời, để thọ đến cả ngàn năm, đó không chỉ là sự diệu kỳ của thiên nhiên.

Khi quét những mã QR vào sẽ biết được thời gian cây sinh tưởng thế nào, vòng đời ra sao, hoa, trái như thế nào. Chính vì cách quản lý khoa học và có tầm nhìn như vậy nên ở Bắc Kinh có rất nhiều cây từ 300 đến 500 năm tuổi, thậm chí là có cây trên 1.000 năm tuổi tại các công viên hay tại các tuyến đường.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước