Mới đây, trên diễn đàn Tâm sự Eva về chuyện "ăn cơm trước kẻng" dành
cho chị em phụ nữ, Nguyễn Hằng (sinh năm 1992, quê Bắc Giang) chia sẻ
bức ảnh ngày cưới bên chồng và con đã nảy ra một cuộc tranh cãi lớn rằng
có đáng tự hào?
Theo đó, Hằng viết status: "Có bạn nào như mình không? Ngày cưới của
vợ chồng cũng là ngày con trai tròn 2 tuổi. Lập team (đội) chia sẻ đi
ạ".
Hằng chia sẻ, trong thời gian yêu nhau, cô có bầu với bạn trai nhưng
vì điều kiện chưa cho phép nên cặp đôi chưa thể tổ chức hôn lễ. Lúc đầu
biết chuyện cô có bầu, hai gia đình ra sức phản đối, bắt Hằng bỏ đứa bé,
nhưng vì tình yêu, vì lời hứa với người yêu nên Hằng đã không làm vậy.
Cô chịu đựng mọi dị nghị của bạn bè, làng xóm và một mình vượt cạn.
Mới đây, cô chính thức công khai, chia sẻ về đám cưới của mình khi cậu con trai đã được 2 tuổi.
Ngay sau khi đăng tải trên mạng xã hội, cư dân mạng ào ạt đưa ra ý
kiến trái chiều ủng hộ quyết định của cặp đôi, số khác khẳng định không
nên "ăn cơm trước kẻng". Nhiều người cho rằng, ở xã hội hiện đại ngày
nay, "ăn cơm trước kẻng" không còn là xa lạ. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn
còn gây nhiều tranh cãi, định kiến của xã hội truyền thống.
Ngày nay, nhiều đám cưới
diễn ra khi cô dâu đang có bầu, hoặc đã có con. Song nếu thương yêu nhau
thực sự thì việc tổ chức đám cưới vào lúc nào không còn quá quan trọng
mà hơn hết, cả hai cùng hạnh phúc và vun đắp gia đình. Ảnh minh họa.
Nickname Trần Thu bình luận: "Chuyện "ăn cơm trước kẻng" hiện là
chuyện quá bình thường, sao mọi người phải khắt khe. Có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến chuyện "ăn cơm trước kẻng", xã hội nhan nhản người vô sinh
muốn có con mà không được. Quan trọng hai bạn sống với nhau, cảm thấy
hạnh phúc là OK còn mọi chuyện sẽ có hướng giải quyết".
Facebooker N.K phản bác lại quan điểm sợ vô sinh nên có con trước rồi
cưới: "Dù sao nước mình vẫn còn hệ tư tưởng Á Đông, trọng lễ nghĩa.
Việc các bạn trẻ lấy lí do việc sinh nở khó, thì phần thiệt thòi thuộc
về các bạn nữ. Rồi một loạt hệ lụy kéo theo chứ không phải đơn giản là
một tờ giấy kết hôn".
"Ăn cơm trước kẻng" bằng đánh mất tôn nghiêm, sự tự tôn, danh dự, sự
tôn trọng, quyền lên tiếng sau này của chính mình và gia đình. Vậy mà có
những cô gái còn tự hào", một cư dân mạng lên tiếng chỉ trích.
Trước những ý kiến gây tranh cãi nên hay không nên "ăn cơm trước
kẻng", anh Vinh (Hải Phòng) - một ông bố trẻ và cũng có con trước khi
cưới linh đình cho rằng, không cổ súy việc quan hệ trước hôn nhân, nhưng
cũng không đặt nặng và coi đó là chuyện trải qua trong quá trình yêu
đương.
Nói về cô gái 9X trên, anh Vinh nhận định: "Nếu một cô gái biết vượt
qua lễ nghi, dị nghị để đến với người mình yêu và gắn bó cả đời thì tôi
nghĩ cô gái đó cũng có học vấn và từng trải trong cuộc sống. Còn chuyện
thiệt thòi hay không thiệt thòi thì chỉ cô ấy mới biết được rõ nhất. Tôi
nghĩ người chồng phải tôn trọng người vợ trước tiên. Chỉ cần chồng tôn
trọng vợ, coi như vợ đã 99% sự tôn trọng của nhà chồng".
Anh em kiến giả nhất phận, không sống cùng anh em chồng, nên các chị
đừng quá nặng nề. Bố mẹ chồng rồi già yếu, sẽ xuôi tay, người phụ nữ chỉ
cần có chồng tôn trọng và con cái ngoan ngoãn là thắng 100%. Chồng tôn
trọng cô ấy thì người khác không có quyền khinh mạt".
Là một phụ nữ đã lập gia đình, thường xuyên chia sẻ về chuyện tình
yêu, hôn nhân gia đình, bà mẹ trẻ Dương Quỳnh Tâm bày tỏ quan điểm: "Có
con rồi mới cưới thời điểm này không có gì đáng dị nghị. Trừ khi cả 2 đã
"ăn cơm trước kẻng", có những hành động sai trái thì mới đáng lên án.
Chứ nếu thương yêu nhau thực sự thì việc tổ chức đám cưới vào lúc nào
không còn quá quan trọng mà hơn hết, cả hai cùng hạnh phúc và vun đắp
gia đình".
Quỳnh Tâm chia sẻ thêm, nếu có con rồi mà cô gái về nhà chồng sẽ không được tôn trọng là suy nghĩ cổ hủ.
"Tùy thuộc vào gia đình chồng và thái độ của cô con dâu nữa. Nếu gia
đình chồng thương yêu con cháu thì không vấn đề gì. Nếu con dâu biết
khéo léo yêu thương gia đình chồng thì sẽ lấy được tình cảm của gia đình
họ thôi. Quan trọng do cách cư xử của cả đôi bên", Quỳnh Tâm nhấn mạnh.
Theo Duy Long
Tuổi trẻ thủ đô