Ở địa hình này, A Lưới mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết nơi đây qua năm mát mẻ, không khí trong lành. A Lưới là nơi sinh sống của các bà con dân tộc thiểu số như Cơ Tu, Tà Ôi, Vân Kiều, Ba Cô,…Đến A Lưới du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp, núi ấp ôm mây, mây ấp núi, hoang sơ và hùng vĩ.
Đồi thông
Điểm đặc biệt của đồi thông là những con đường mòn nằm ở giữa màu xanh ngút ngàn của những rặng thông. Đến đây, bạn chỉ việc thong dong tản bộ trong rừng, ngắm màu hoa sim tím dọc lối lên rừng, và lắng nghe tiếng thông treo giữa vùng rẻo cao. Tham quan đồi thông, bạn có được ngắm nhìn toàn cảnh thị trấn A Lưới từ trên cao, hoặc dừng chân thưởng thức ly cà phê tại nơi đây. Bạn sẽ được tận hưởng khoảnh khắc thật yên bình cho riêng mình.
Và nếu bạn còn muốn tìm kiếm điều gì đó trọn vẹn hơn, hãy đứng ở bất cứ góc nào trên đỉnh Fansipan và ngắm nhìn biển mây bồng bềnh lững lờ trôi. Khoảnh khắc ánh nắng xuyên qua từng tầng mây, bao quanh bởi những sắc xanh của dãy núi Hoàng Liên Sơn, sẽ khiến bạn cảm nhận được sự kỳ vĩ của đất trời và một chút lắng đọng khi nhìn lại hành trình khép lại năm cũ, chào đón những điều mới mẻ đang chờ đợi phía trước.
Nét văn hóa độc đáo của người A Roàng
A Roàng là xã biên giới của huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế. Hầu hết người dân ở đây là người dân tộc Tà Ôi. Như một thung lũng nhỏ xanh giữa Đại Ngàn, A Roàng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng. Hiện nay ở A Roàng, người Tà Ôi còn bảo tồn, giữ gìn 8 nhà rông, 4 nhà sàn, phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Đặc biệt, nghề dệt zèng có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong văn hóa của người Tà Ôi, tấm zèng được coi là thước đo nhiều giá trị trong đời sống. Để làm ra loại zèng bền đẹp, có họa tiết và hoa văn tinh tế, những người phụ nữ Tà Ôi phải thực hiện nhiều công đoạn dệt cầu kỳ. Với nghề dệt zèng, vai trò của người phụ nữ, người mẹ vô cùng quan trọng. Bởi khi người con gái lớn lên thì ai cũng phải biết dệt những tấm zèng truyền thống của dân tộc mình do người mẹ truyền lại.
Nghề dệt zèng truyền thống của người Tà Ôi
Đến tuổi lấy chồng, cô dâu phải mang theo những tấm zèng làm của hồi môn. Trải qua hàng trăm năm, nghề dệt zèng vẫn được người Tà Ôi gìn giữ và lưu truyền. Mỗi sản phẩm zèng không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn hàm chứa triết lý nhân sinh, cũng như gửi gắm những ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc đủ đầy của người Tà Ôi.
Với người dân Tà Ôi thì rượu đoác là một loại thức uống không thể thiếu trong các dịp lễ Tết hay gia chủ có người thân bạn quý đến thăm. Rượu đoác được lấy từ thân cây đác và ở A Ràng thì hầu như là gia đình người Tà Ôi nào cũng biết làm loại thức uống này.
Rượu đoác là thức uống truyền thống có từ ngàn xưa của dân tộc Tà Ôi sống trên dãy trường Sơn. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về cùng với những món ẩm thực truyền thống. Hầu hết các gia đình của người Tà Ôi ở vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế đều chuẩn bị rất nhiều rượu đoác để tiếp đón bạn bè, khách quý.
Suối A Lin
Ẩn mình giữa đại ngàn Trường Sơn, Suối A Lin mang vẻ đẹp mộng mơ và dịu dàng. Không dữ dội, ồn ào như những con thác. Đến với Suối A Lin, du khách sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian gần gũi với thiên nhiên. Suối A Lin có các hồ nước rộng hơn 30m2 và sâu trên 2m. Đây là địa điểm lý tưởng để tắm suối và đi giã ngoại cùng gia đình và nhóm bạn.
Suối A Lin mang vẻ đẹp mộng mơ dịu dàng
Ở suối A Lin có một hoạt động rất thú vị, đó là để du cách tự mò cua bắt cá. Những năm gần đây, suối A Lin được Chính quyền địa phương đưa vào khai thác du lịch sinh thái, kết hợp với trải nghiệm bò cua, bắt cá, nên ngày càng có nhiều du khách tìm đến với suối A Lin. Còn gì thú vị hơn, khi bạn được thư giãn trong không gian núi rừng và được thưởng thức những đặc sản của miền sơn cước A Lưới.
Bánh Pi Lac
Ở A Lưới có một món ăn đã để lại hương vị khó phai cho những ai thưởng thức. Đó chính là món bánh Pi Lac. Đây là một món bánh truyền thống độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa của người dân Tà Ôi.
Nguyên liệu gồm nếp và mè... Quá trình làm bánh không quá kỳ công, chỉ cần nấu chín nếp và mè và giã nhuyễn. Nguyên liệu làm bánh cũng khá đơn giản nhưng tươi và sạch. Nếp được chọn chủ yếu là loại nếp rẫy, thơm ngon. Mè đen phải chắc hạt, chủ yếu là do bà con trong bản tự trồng. Dù nguyên liệu và cách làm đơn giản, ấy thế nhưng bánh Pi Lac vẫn mang hương vị đặc trưng riêng. Bởi nó mang cái hồn cốt văn hóa của người dân tộc Tà Ôi.
Bánh Pi Lac món ăn mang đậm bản sắc của người Tà Ôi
Lá dùng gói bánh là lá chuối trong rừng, đem hơ lại trên lửa cho nóng, để cho lá mềm ra và có mùi của lá. Người dân tà ôi nấu bánh này để thể hiện tình cảm mến khách.
Thưởng thức bánh Pi Lac ngon nhất là khi bánh mới vừa giã xong, hoặc khi nướng lên hay hấp lại. Bánh vừa dẻo của vị nếp, lại thơm của vị mè và lá chuối. Với người dân Tà Ôi, bánh Pi Lac là món ăn không thể thiếu trên các mâm cỗ vào dịp lễ Tết, lễ cưới hỏi hay lễ mừng lúa mới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!