10 địa danh nguy hiểm nhất thế giới mà du khách không muốn ghé thăm

Theo VOV-Thứ bảy, ngày 23/04/2016 06:00 GMT+7

VTV.vn - Bên cạnh vẻ đẹp kỳ diệu mà tự nhiên đã ban tặng, các địa danh này cũng vô cùng nguy hiểm với môi trường khắc nghiệt chết người.


Hồ Natron, Tanzania: Có thể trông giống như một cảnh quan ngoài trái đất, nhưng hình ảnh siêu thực này thực sự là hình ảnh của hồ Natron ở Tanzania. Các lớp vỏ muối kiềm trên bề mặt của hồ rất nguy hiểm, khiến cho tất cả các sinh vật sống chết ngay khi tiếp xúc với nó. Bơi lội trong hồ này bị nghiêm cấm, và mùi sunfua hydro nồng nặc từ mặt hồ sẽ không cho phép bạn chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp này lâu.

Hồ Natron, Tanzania: Có thể trông giống như một cảnh quan ngoài trái đất, nhưng hình ảnh siêu thực này thực sự là hình ảnh của hồ Natron ở Tanzania. Các lớp vỏ muối kiềm trên bề mặt của hồ rất nguy hiểm, khiến cho tất cả các sinh vật sống chết ngay khi tiếp xúc với nó. Bơi lội trong hồ này bị nghiêm cấm, và mùi sunfua hydro nồng nặc từ mặt hồ sẽ không cho phép bạn chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp này lâu.


Vùng lõm Afar, Ethiopia: Với hồ dung nham vào hàng lâu đời nhất thế giới, núi lửa Erta Ale ở vùng lõm Afar là nơi bí hiểm cuốn hút du khách. Dòng dung nham trong ngọn núi lửa liên tục di chuyển, sủi bọt và nổ. Người dân địa phương gọi Erta Ale là cánh cổng địa ngục.

Vùng lõm Afar, Ethiopia: Với hồ dung nham vào hàng lâu đời nhất thế giới, núi lửa Erta Ale ở vùng lõm Afar là nơi bí hiểm cuốn hút du khách. Dòng dung nham trong ngọn núi lửa liên tục di chuyển, sủi bọt và nổ. Người dân địa phương gọi Erta Ale là "cánh cổng địa ngục".


Bikini Atoll, Quần đảo Marshall: Hòn đảo này trông giống như một thiên đường, nhưng Bikini Atoll từng là nơi diễn ra nhiều chương trình thử nghiệm hạt nhân, khiến cho biến hòn đảo xinh đẹp này trở thành khu đất hoang phóng xạ. Người dân đã buộc phải bỏ nhà cửa của họ, và ngay cả ngày nay nơi đây vẫn còn độc hại cho sinh vật sống: mức độ cao bất thường của bức xạ ghi nhận ở đây có thể gây ra ung thư.

Bikini Atoll, Quần đảo Marshall: Hòn đảo này trông giống như một thiên đường, nhưng Bikini Atoll từng là nơi diễn ra nhiều chương trình thử nghiệm hạt nhân, khiến cho biến hòn đảo xinh đẹp này trở thành khu đất hoang phóng xạ. Người dân đã buộc phải bỏ nhà cửa của họ, và ngay cả ngày nay nơi đây vẫn còn độc hại cho sinh vật sống: mức độ cao bất thường của bức xạ ghi nhận ở đây có thể gây ra ung thư.


Thung lũng Chết, Kamchatka, Nga: Nằm không xa thung lũng nổi tiếng Geysers, nồng độ cao của các chất khí độc hại được phát hiện trong khu vực này tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với mọi sinh vật: thực vật và động vật chết một cách nhanh chóng, trong khi người dân sớm cảm thấy không khỏe, bị sốt và chóng mặt.

Thung lũng Chết, Kamchatka, Nga: Nằm không xa thung lũng nổi tiếng Geysers, nồng độ cao của các chất khí độc hại được phát hiện trong khu vực này tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với mọi sinh vật: thực vật và động vật chết một cách nhanh chóng, trong khi người dân sớm cảm thấy không khỏe, bị sốt và chóng mặt.


Công viên quốc gia Madidi, Bolivia: Ngay từ cái nhìn đầu tiên, nơi này trông rất đẹp, nhưng nó thực sự rất nguy hiểm. Tại sao? Bởi vì đó là nhà của các loài động vật có độc và hung hăng nhất trên thế giới. Việc tiếp xúc với bất kỳ loài cây nào trong công viên này có thể gây ra ngứa, phát ban và chóng mặt. Bất kỳ vết xước, hoặc thậm chí là một vết thương nhỏ cũng có thể khiến bạn bị nhiễm ký sinh trùng nhiệt đới.

Công viên quốc gia Madidi, Bolivia: Ngay từ cái nhìn đầu tiên, nơi này trông rất đẹp, nhưng nó thực sự rất nguy hiểm. Tại sao? Bởi vì đó là nhà của các loài động vật có độc và hung hăng nhất trên thế giới. Việc tiếp xúc với bất kỳ loài cây nào trong công viên này có thể gây ra ngứa, phát ban và chóng mặt. Bất kỳ vết xước, hoặc thậm chí là một vết thương nhỏ cũng có thể khiến bạn bị nhiễm ký sinh trùng nhiệt đới.


lha da Queimada Grande (Đảo Rắn), Brazil là nơi nguy hiểm nhất hành tinh, bởi đây là quê hương của loài rắn độc Bothrops. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng có khoảng năm con rắn sống trên mỗi mét vuông ở đảo. Chính phủ Brazil đã cấm du khách đặt chân đến đây sau khi một người trông coi ngọn hải đăng bị rắn tấn công đến chết. Ngọn hải đăng ở lha da Queimada Grande từ đó đã được tự động chiếu sáng.

lha da Queimada Grande (Đảo Rắn), Brazil là nơi nguy hiểm nhất hành tinh, bởi đây là quê hương của loài rắn độc Bothrops. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng có khoảng năm con rắn sống trên mỗi mét vuông ở đảo. Chính phủ Brazil đã cấm du khách đặt chân đến đây sau khi một người trông coi ngọn hải đăng bị rắn tấn công đến chết. Ngọn hải đăng ở lha da Queimada Grande từ đó đã được tự động chiếu sáng.


Các thị trấn và làng mạc lân cận nhiều lần bị bao phủ hoàn toàn trong dung nham và tro núi lửa, đặc biệt là các năm 2010, 2013, 2014 và 2015. Núi lửa phun trào gần đây nhất vào ngày 27/2/2016, để lại những đám mây chết người, dung nham và tro bụi ở độ cao 2.500 mét. Núi lửa hoạt động chắc chắn sẽ vẫn là mối đe dọa với cuộc sống của người dân trong tương lai.

Các thị trấn và làng mạc lân cận nhiều lần bị bao phủ hoàn toàn trong dung nham và tro núi lửa, đặc biệt là các năm 2010, 2013, 2014 và 2015. Núi lửa phun trào gần đây nhất vào ngày 27/2/2016, để lại những đám mây chết người, dung nham và tro bụi ở độ cao 2.500 mét. Núi lửa hoạt động chắc chắn sẽ vẫn là mối đe dọa với cuộc sống của người dân trong tương lai.


Núi lửa Sinabung, Indonesia: Đây là một ngọn núi lửa hoạt động nằm trên đảo Sumatra của Indonesia. Núi lửa thường xuyên phun trào, khiến cho hàng ngàn người không có nơi cư trú.

Núi lửa Sinabung, Indonesia: Đây là một ngọn núi lửa hoạt động nằm trên đảo Sumatra của Indonesia. Núi lửa thường xuyên phun trào, khiến cho hàng ngàn người không có nơi cư trú.


Đỉnh Washington, Mỹ: là đỉnh cao nhất ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ và là dãy núi nổi bật thuộc phía đông sông Mississippi được biết đến là ngôi nhà của vùng khí hậu tồi tệ nhất thế giới với tốc độ gió cực nhanh, lên tới 327km/h, nhiệt độ đóng băng có thể giảm thấp -40 độ và tuyết rơi nặng hạt. Mặc dù có chiều cao khiêm tốn 1.917m, nhưng nơi đây mang lại cho con người những trải nghiệm khắc nghiệt không kém đỉnh Everest.

Đỉnh Washington, Mỹ: là đỉnh cao nhất ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ và là dãy núi nổi bật thuộc phía đông sông Mississippi được biết đến là "ngôi nhà của vùng khí hậu tồi tệ nhất thế giới" với tốc độ gió cực nhanh, lên tới 327km/h, nhiệt độ đóng băng có thể giảm thấp -40 độ và tuyết rơi nặng hạt. Mặc dù có chiều cao khiêm tốn 1.917m, nhưng nơi đây mang lại cho con người những trải nghiệm khắc nghiệt không kém đỉnh Everest.


Sa mạc Danakil, Eritrea: Với diện tích bao phủ một vùng rộng lớn khoảng 100.000 km vuông, đây là vùng có địa hình khô cằn bậc nhất thế giới. Trong đó vùng lõm Danakil được mệnh danh là địa ngục trần gian với nhiệt độ nóng và khắc nghiệt nhưng lại mang vẻ đẹp kỳ lạ mà không phải nơi nào cũng có được.

Sa mạc Danakil, Eritrea: Với diện tích bao phủ một vùng rộng lớn khoảng 100.000 km vuông, đây là vùng có địa hình khô cằn bậc nhất thế giới. Trong đó vùng lõm Danakil được mệnh danh là "địa ngục trần gian" với nhiệt độ nóng và khắc nghiệt nhưng lại mang vẻ đẹp kỳ lạ mà không phải nơi nào cũng có được.


Death Valley, Hoa Kỳ: Là sa mạc có cảnh quan tuyệt đẹp, nhưng thung lũng chết cũng giữ kỷ lục là nơi từng có nhiệt độ cao nhất trên hành tinh của chúng ta, khoảng 56,7 độ C. Ánh nắng mặt trời cùng nhiệt độ như thiêu đốt của thung lũng chết sẽ làm cho bạn kiệt sức rất nhanh. Nếu không có nước, bạn chỉ có thể sống ở đây 14 giờ.

Death Valley, Hoa Kỳ: Là sa mạc có cảnh quan tuyệt đẹp, nhưng thung lũng chết cũng giữ kỷ lục là nơi từng có nhiệt độ cao nhất trên hành tinh của chúng ta, khoảng 56,7 độ C. Ánh nắng mặt trời cùng nhiệt độ như thiêu đốt của thung lũng chết sẽ làm cho bạn kiệt sức rất nhanh. Nếu không có nước, bạn chỉ có thể sống ở đây 14 giờ.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước