Từ năm 2008, khi tỉnh Phú Yên có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp tham gia trồng rừng, doanh nhân Trần Đăng Khoa đã đầu tư hơn 1.500 ha rừng để trồng keo. Việc đầu tư trồng hàng ngàn ha rừng là quyết định mạo hiểm với bất kỳ ai khởi nghiệp từ rừng bởi nó đòi hỏi lượng vốn lớn, thời gian thu hồi lâu và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhưng với Trần Đăng Khoa, có nhiều kinh nghiệm từ thất bại, anh đã hình dung những khó khăn có thể xảy ra.
Trong lĩnh vực trồng rừng, việc liên kết sản xuất là điều rất khó thực hiện, bởi nó phụ thuộc nhiều vào ý thức của người dân. Giúp đỡ người nông dân thay đổi tư duy sản xuất là một trong những mục tiêu quan trọng mà đơn vị này đang nỗ lực thực hiện. Từ hiệu quả thực tế, người dân đã cùng liên kết để tổ chức trồng rừng.
Gần 10 năm kể từ công ty Bảo Châu về thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, hàng ngàn ha rừng nghèo, bạc màu nay đã được thay thế bằng những cánh rừng keo xanh ngút ngàn. Là một doanh nghiệp trồng rừng, chế biến gỗ xuất khẩu thì việc làm thế nào hài hòa giữa lợi ích cho doanh nghiệp và môi trường cộng đồng không đơn giản. Điều mà doanh nhân Trần Đăng Khoa luôn tâm niệm để đi tới thành công, đó là "cho đi là nhận lại".