Túi làm từ khoai mì thay thế bịch nilon ở Indonesia

Hoàng Phát (VTV9)-Thứ hai, ngày 14/08/2017 09:33 GMT+7

Túi làm từ khoai mì ở Indonesia. (Ảnh: Phys.org)

VTV.vn - Tại Indonesia, các nhà khoa học đã sáng chế ra túi làm từ khoai mì. Sau khi bỏ đi, các túi này chỉ cần vài tháng là có thể phân hủy hết.

Chiếc túi an toàn tới mức khi bị đốt đi, pha vào ly nước để uống thì người uống cũng không sao. Tuy nhiên, giá của túi khoai mì cao gấp đôi so với túi nilon. Dù vậy, các nhà phát minh hy vọng, chi phí sản xuất sẽ giảm khi túi được dùng nhiều hơn, giúp Indonesia giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải nhựa.

Trong lúc loài người vẫn chưa tập được thói quen giảm xả rác ra hành tinh xanh, các nhà khoa học đang tìm cách phát triển những vật liệu mới sao cho khi bỏ đi, chúng ảnh hưởng đến môi trường ở mức thấp nhất. Một trong số đó là vật liệu phân hủy sinh học có thể bị vi sinh vật phân hủy, tan rã thành các chất gần như không gây hại cho đất đai, nguồn nước hay không khí.

Túi làm từ khoai mì thay thế bịch nilon ở Indonesia - Ảnh 1.

(Ảnh: CNN)

Túi làm từ khoai mì thay thế bịch nilon ở Indonesia - Ảnh 2.

(Ảnh: Produce Business UK)

Túi làm từ khoai mì thay thế bịch nilon ở Indonesia - Ảnh 3.

(Ảnh: CNN)


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!  

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước