Trung Quốc thiếu tự chủ về chip bán dẫn

Thái Bình (Phóng viên THVN tại Trung Quốc)-Chủ nhật, ngày 21/03/2021 06:00 GMT+7

Trung Quốc muốn ngành bán dẫn nội địa phải tự cung tự cấp. Ảnh: The New York Times

VTV.vn - Tại Trung Quốc, nhiều ngành công nghiệp đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh cấm công nghệ của Mỹ. Các thiết bị, linh kiện sản xuất chip tiên tiến bị hạn chế.

Một triển lãm mang tầm thế giới về chất bán dẫn Semicon 2021 diễn ra tại Thượng Hải đã đưa ra những số liệu cho thấy, chưa bao giờ Trung Quốc lại thiếu chip cho sản xuất như bây giờ. Hiện nay, sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng được 20% nhu cầu chip cho điện thoại thông minh, điện tử, xe điện, trí tuệ nhân tạo AI. Chủ tịch Hiệp hội chất bán dẫn Trung Quốc cho rằng, chỉ có hợp tác quốc tế là giải pháp duy nhất giải quyết sự thiếu hụt trầm trọng này trong ngắn hạn.

Trước khi tình hình được cải thiện từ những đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ từ chính phủ thì các doanh nghiệp đã đẩy mạnh hợp tác để tìm lối ra. Các công ty ô tô Trung Quốc đã liên kết với nhau để thành lập các nhóm nghiên cứu đặc biệt để đối phó với tình trạng thiếu vi mạch. GTA Semiconductor, một công ty trụ sở Thượng Hải đã đầu tư 5,7 tỷ USD để xây dựng các nhà máy sản xuất tấm wafer, chip trong ngành ô tô. Bởi muốn đổi mới công nghệ ô tô thì 90% phụ thuộc vào chip.

Trung Quốc thiếu tự chủ về chip bán dẫn - Ảnh 1.

Số lượng các công ty làm việc với công nghệ chip tại Trung Quốc đang tăng lên. Ảnh: Nikkei

Còn hy vọng lớn đến từ SMIC - nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc. Mới đây, SMIC đã ký thỏa thuận hợp tác với Quỹ của chính quyền Thâm Quyến đầu tư 2,35 tỷ USD vào một nhà máy sản xuất tấm wafer. Nhà máy đưa vào hoạt động sau 1 năm, sẽ tập trung vào sản xuất các mạch tích hợp từ 28 nanomet trở lên. Chip 28 nanomet được sử dụng trong ngành ô tô, thiết bị gia dụng, giao thông vận tải và hàng không vũ trụ.

Trong chiến lược phát triển 5 năm tới (2021 – 2025), Trung Quốc đầu tư mạnh cho công nghệ, nhất là sản xuất chip tiến tới tự chủ trong công nghệ bán dẫn. Khu Kinh tế - Công nghệ Bắc Kinh là một ví dụ, mỗi năm khu này sẽ được đầu tư hàng chục tỷ USD phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp mới nổi như vi mạch tích hợp, 5G, điện toán đám mây, Bigdata, trí tuệ nhân tạo và blockchain.

Để rút ngắn khoảng cách lạc hậu trong sản xuất chip so với nhiều nước phương Tây, theo nhiều chuyên gia, Trung Quốc cần phải tạo nhiều đột phá hơn nữa về công nghệ để đi tắt đón đầu. Đây là một vấn đề cực khó, bởi chỉ có đổ tiền đầu tư không thôi chưa đủ.

Thế giới tiếp tục 'đói' chip Thế giới tiếp tục "đói" chip

VTV.vn - Các nhà sản xuất từ ô tô, smartphone, máy tính... đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng khan hiếm chip trên toàn cầu.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Từ khóa:

chip bán dẫn

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước