Với công nghệ này, các nhà khoa học không chỉ đem dải ngân hà tới gần với người dùng và còn có thể phát triển, để ứng dụng trong y học, cho phép các bác sĩ phẫu thuật làm việc cùng nhau dù đang ở những nơi khác nhau.
Khi đeo chiếc kính thực tế ảo Goggles, người dùng có thể thấy được cả dải ngân hà, đi sâu vào từng chi tiết và điều chỉnh góc nhìn dễ dàng.
Anh Oscar Agertz, nhà nghiên cứu tại Đại học Lund, cho biết: "Những gì tôi đang thực hiện hiện nay là tạo ra các bộ dữ liệu mô phỏng về những gì dải ngân hà thực sự sẽ trông như thế nào".
Những dữ liệu này đang được thu thập từ hơn một tỷ ngôi sao được lấy từ Đài Quan sát không gian vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Dự án này nhằm mục đích giúp các nhà khoa học, người nghiên cứu về vũ trụ phát hiện được các đặc điểm mới của luồng sao cũng như làm việc với dữ liệu không gian phức tạp.
Không chỉ dừng lại ở nghiên cứu vũ trụ, với sản phẩm này, các nhà nghiên cứu huyết học phân tử có thể nâng cao sự hiểu biết về tế bào gốc.
Shamit Soneji, nhà nghiên cứu, nói: "Ai cũng có thể làm quen với sản phẩm này một cách nhanh chóng. Chỉ khoảng 30 phút là bạn sẽ sử dụng nó thuần thục. Nó sẽ rất hữu dụng trong tương lai, đặc biệt cho các nhà khoa học và các bác sĩ".
Hiện sản phẩm này vẫn đang được tiếp tục phát triển và dự kiến sẽ có thể thử nghiệm trong y học để giúp các bác sĩ ở nhiều lục địa khác nhau cùng làm việc trong một ca phẫu thuật.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!