Tại sao các trợ lý ảo như Siri, Alexa không thể bứt phá?

Minh Đức-Thứ ba, ngày 18/04/2023 14:55 GMT+7

VTV.vn - Sau hơn một thập kỷ tại sao các trợ lý ảo như Siri, Alexa và Google Assistant lại không thể tạo ra đột phá và đánh mất vị thế trước chatbot AI.

Các trợ lý ảo như Siri, Alexa và Google Assistant đã có hơn một thập kỷ để phát triển với mong muốn trở thành nhân tố không thể thiếu cho người dùng. Tuy nhiên, chính những tính toán sai lầm về hành vi người dùng và kỹ thuật công nghệ đã khiến những công cụ từng được công chúng kỳ vọng phải nhường chỗ cho các chatbot AI như ChatGPT, Google Bard hay Bing A.I.

Vào ngày 4/10/2011, Sir được giới thiệu, đây là một trợ lý ảo được tích hợp vào iOS, hệ điều hành của iPhone, và trở thành tính năng độc quyền của các thiết bị Apple, cho phép người dùng tương tác với điện thoại thông qua giọng nói và yêu cầu thực hiện các tác vụ như gọi điện, gửi tin nhắn, tra cứu thông tin, và điều khiển các ứng dụng.

Đã 12 năm kể từ khi Siri được giới thiệu, người dùng không còn ấn tượng hay phụ thuộc vào Siri và các trợ lý ảo khác như Alexa của Amazon hay Google Assistant. Cho đến nay, Siri vẫn chưa hoàn thiện trong việc nhận dạng giọng nói, thậm chí hiểu sai ý của người dùng.

Tại sao các trợ lý ảo như Siri, Alexa không thể bứt phá? - Ảnh 1.

Các trợ lý ảo như Siri, Alexa và Google Assistant đã không thể bứt phá trong 12 năm qua.

Tuy nhiên, thế giới lại đang phấn khích với một loại trợ lý ảo khác các chatbot AI. Những công cụ này được trang bị trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI), nổi bật là ChatGPT của công ty OpenAI. Các chatbot này có thể tự tạo ra câu trả lời cho các câu hỏi bằng văn bản của người dùng một cách nhanh chóng, thậm chí viết code, soạn thảo những đề xuất kinh doanh, hợp đồng, làm luận văn và thậm chí là viết tiểu thuyết.

John Burkey, một cựu kỹ sư của Apple từng làm việc trong các dự án Siri, cho biết Siri gặp phải những trở ngại về công nghệ bao gồm cả đoạn mã phức tạp phải mất hàng tuần để cập nhật các tính năng cơ bản.

Các cựu nhân viên cho biết Amazon và Google đã tính toán sai cách sử dụng trợ lý giọng nói, dẫn đến việc đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ này trở nên lãng phí.

Về cơ bản Chatbot AI được hỗ trợ bởi kỹ thuật được gọi là mô hình ngôn ngữ lớn, là hệ thống được đào tạo để nhận dạng và tạo văn bản dựa trên tập dữ liệu khổng lồ được lấy từ web, từ đó có thể gợi ý các từ để hoàn thành một câu.

Tại sao các trợ lý ảo như Siri, Alexa không thể bứt phá? - Ảnh 2.

ChatGPT đã tạo ra cuộc chạy đua trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Ngược lại, Siri, Alexa và Google Assistant về cơ bản là những hệ thống ra lệnh và kiểm soát. Chúng có thể hiểu một danh sách hữu hạn các câu hỏi và yêu cầu. Nếu người dùng yêu cầu trợ lý ảo làm điều gì đó không ngoài danh sách, thì các trợ lý ảo nó không thể giúp gì được.

Cơ sở dữ liệu của Siri chứa một danh sách khổng lồ các từ, bao gồm tên của các nghệ sĩ âm nhạc và địa điểm như nhà hàng với gần 20 ngôn ngữ. Điều đó khiến nó trở thành một trở ngại lớn nếu ai đó muốn thêm một từ ngữ nào đó vào cơ sở dữ liệu của Siri.

Các chuyên gia A.I cho biết, trong tương lai, sẽ có sự kết hợp giữa công nghệ chatbot và trợ lý giọng nói. Điều đó có nghĩa là mọi người sẽ có thể điều khiển chatbot bằng giọng nói và những người sử dụng các sản phẩm của Apple, Amazon và Google sẽ có thể yêu cầu trợ lý ảo giúp họ trong công việc chứ không chỉ các tác vụ như kiểm tra thời tiết.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Từ khóa:

trợ lý ảo

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước