Sau Facebook, Google và Twitter có thể bị "sờ gáy"

Theo Người đưa tin-Thứ hai, ngày 16/04/2018 12:00 GMT+7

VTV.vn - Bê bối làm lộ dữ liệu người dùng của Facebook dẫn đến những công ty sống bằng dữ liệu cá nhân của khách hàng như Google và Twitter có thể cũng lọt vào tầm ngắm của QH Mỹ.

Facebook vừa trải qua một cơn sóng gió lớn khi các nhà hành pháp của Mỹ sau nhiều tháng trời nỗ lực đã đưa được CEO của Facebook ra điều trần công khai trước Quốc hội Mỹ. Tin tức trên trang CNET cho biết chỉ trong hai ngày, Mark Zuckerberg đã phải trải qua gần 10 tiếng điều trần trước Thượng viện và Hạ viện Mỹ.

Mặc dù Mark Zuckerberg đã vượt qua một cách ngoạn mục trước các đại biểu và khôi phục lại giá cổ phiếu của công ty nhưng cũng làm nổi lên một vấn đề lớn cho Google và Twitter – hai ông lớn về công nghệ. Các nhà lập pháp lo ngại rằng dữ liệu cá nhân của người dùng đang quá dễ dàng bị thu thập và lạm dụng.

Google dựa trên Gmail hay Google Maps để thu thập lịch sử tìm kiếm, truy vấn của người dùng. Twitter cũng từng nhận những chỉ trích về việc dữ liệu của người dùng trên nền tảng công nghệ của họ bị lạm dụng. Cả Facebook, Google và Twitter đều đã từng phải ra trước Quốc hội điều trần tháng 11 năm ngoái.

Sau Facebook, Google và Twitter có thể bị sờ gáy - Ảnh 1.

CEO của Google - Sundar Pichai.

Họ được yêu cầu điều trần về tính minh bạch trong nền tảng của mình nhưng cả ba CEO đều vắng mặt, thay vào đó, các luật sư giỏi nhất của họ tham gia điều trần. Các nhà hành pháp của Mỹ không hài lòng về điều này vì họ muốn câu trả lời trực tiếp từ những người điều hành cao nhất của các công ty.

Và cơ hội đã đến khi bê bối Cambridge Analytica xảy ra, Mark Zuckerberg phải ngồi vào ghế điều trần. Như vậy, khả năng Quốc hội gây sức ép lên Google và Twitter là rất cao. Điều các nhà hành pháp Mỹ muốn không chỉ là những phiên điều trần mà còn là sự hợp tác của các công ty này trong việc bảo vệ người dùng.

Không chỉ là CEO đầu tiên phải ra điều trần, Mark Zuckerberg còn là CEO mở đầu cho việc cam kết pháp lý để hoạt động kinh doanh quảng cáo của mình nằm trong quyền kiểm soát của chính phủ. Trước buổi điều trần, Mark đã bày tỏ sự ủng hộ với dự thảo luật Quảng cáo trung thực.

Sau đó, CEO của Twitter cũng tuyên bố hỗ trợ, chỉ còn CEO của Google là im lặng. Với tin tức Google và Twitter lọt vào tầm ngắm của Quốc hội Mỹ, hai công ty này cũng chọn cách từ chối bình luận.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước