Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg điều trần trước Quốc hội: Nhận lỗi và cam kết sửa chữa

Thùy An-Thứ tư, ngày 11/04/2018 07:51 GMT+7

Ảnh: Getty

VTV.vn - Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg đã chính thức có phiên điều trần trước Quốc hội sau vụ scandal rò rỉ thông tin của hàng chục triệu người dùng.

Cuối cùng phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ của ông chủ Facebook Mark Zuckerberg đã chính thức diễn ra rạng sáng nay theo giờ Việt Nam (11/4). 

Giống tinh thần của thông báo trên trang cá nhân được viết 5 ngày sau bê bối dữ liệu người dùng thổi bay của Facebok nhiều tỷ USD, Mark Zuckerberg đã thẳng thắn thừa nhận sai lầm của cá nhân cũng như công ty mình đang điều hành. 

Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg điều trần trước Quốc hội: Nhận lỗi và cam kết sửa chữa - Ảnh 1.

Toàn cảnh phiên điều trần

"Rõ ràng là chúng tôi đã làm không đủ để ngăn chặn người dùng không bị hại. Đó phải kể đến như tin tức giả mạo (fake news), sự can thiệp của các công ty nước ngoài vào cuộc bầu cử, ngôn từ thù địch hay quyền riêng tư về dữ liệu", Mark Zuckerberg mở đầu bài phát biểu trước Ủy ban Tư pháp và Thương mại của Thượng viện như vậy. 

"Chúng tôi đã không làm hết trách nhiệm của mình và đó một sai lầm lớn. Đó là lỗi của tôi, tôi xin lỗi. Tôi sáng lập Facebook, tôi điều hành nó và tôi chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra". 

Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg điều trần trước Quốc hội: Nhận lỗi và cam kết sửa chữa - Ảnh 2.

Ông của Facebook trong phiên điều trần

Vụ scandal lớn nhất trong lịch sử Facebook liên quan tới ứng dụng thu thập dữ liệu của công ty Cambridge Analytica đã khiến công ty này đứng trước bước ngoặt lịch sử. Không chỉ mất rất nhiều tiền, cái mất lớn nhất của Facebook chính là niềm tin của người dùng. Hàng loạt lời kêu gọi tẩy chay, xoá Facebook đã được đưa trên toàn thế giới. 

Theo thống kê, dữ liệu của 87 triệu người dùng Facebook đã bị Cambridge Analytica khai thác trái phép, trong đó có đăng quảng cáo chính trị, phục vụ cho chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Sau đó, trong suốt cuộc điều trần năm tiếng đồng hồ, Mark đã tường trình một cách cặn kỹ vụ việc, trả lời những câu hỏi của các thành viên  Ủy ban Tư pháp và Thương mại của Thượng viện về tính độc quyền của các công ty lớn và việc quản lý các công ty internet.

"Thoả thuận của Facebook với người dùng đã bị phá vỡ. Facebook chắc chắn phải thông báo tới người dùng về nguy cơ có thể xảy ra, đó là quyền của họ. Tôi đề nghị ông quay trở về và viết lại những thỏa thuận đó", thượng nghị sỹ John Kennedy đến từ Louisiana nhấn mạnh. 

"Nếu Facebook, cũng như các mạng xã hội, khác không điều chỉnh đúng đắn hoạt động của mình, chẳng còn ai trong chúng ta còn sự riêng tư nữa", thượng nghị sỹ Bill Nelson  của bang Florida "tấn công". 

Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg điều trần trước Quốc hội: Nhận lỗi và cam kết sửa chữa - Ảnh 3.

Người dùng biểu tình kêu gọi Facebook dừng ngay việc thu thập dữ liệu cá nhân

Cũng trong phiên điều trần, Mark Zuckerberg cũng nhấn mạnh đến việc, Facebook là một công ty công nghệ không phải là một công ty truyền thông và mô hình kinh doanh dựa trên thông tin người dùng và quảng cáo là đúng đắn. 

"Chúng tôi muốn đem đến một dịch vụ miễn phí để đảm bảo rằng mọi người đều có thể kết nối với thế giới", Mark khẳng định. 

Trong ngày mai, Mark Zuckerberg tiếp tục ra điều trần tại Hạ viện với hàng loạt những câu hỏi và vấn đề cần giải trình. Trong lúc này, Facebok vẫn đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn kể từ ngày thành lập. 

Tường thuật lại vụ việc, trên trang cá nhân của mình, ông chủ Facebook cho biết, vào năm 2013, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cambridge tên là Aleksandr Kogan đã tạo ra một ứng dụng câu đố. Ứng dụng này được cài đặt bởi khoảng 300.000 người trong đó người cài đặt đã chia sẻ dữ liệu của cá nhân và bạn bè mình. "Theo cách mà nền tảng của chúng tôi làm việc vào thời điểm này, Kogan đã có thể truy cập vào dữ liệu bạn bè của những người cài đặt", Mark cho hay.

Vào năm 2014, để ngăn chặn việc này, Facebook đã thay đổi nền tảng công nghệ, nhằm hạn chế tối đa việc các ứng dụng có thể thu thập dữ liệu người dùng.

Mark cho biết, vào năm 2015, Facebook nhận được phản ánh từ tờ The Guardian rằng Kogan đã chia sẻ dữ liệu từ ứng dụng của mình với công ty Cambridge Analytica. Facebook ngay lúc đó gỡ ứng dụng của Aleksandr Kogan ra khỏi nền tảng của mình, đồng thời yêu cầu Aleksandr Kogan và Cambridge Analytica xác nhận rằng họ đã xóa tất cả dữ liệu không hợp lệ. Mark cho hay, Aleksandr Kogan và Cambridge Analytica vào thời điểm đó đã xác nhận rằng, dữ liệu đã bị xoá.

Tháng trước, một số tờ báo như The Guardian, The New York Times và Channel 4 lên tiếng cho hay Cambridge Analytica có thể đã không xóa dữ liệu thu thập từ trước đó. Điều này đồng nghĩa với việc dữ liệu của khoảng 50 triệu người đã bị lợi dụng.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước