"Cái chết" của Spark là điều được dự đoán từ lâu.
Spark là dự án được khởi động vào tháng 7/2017, vốn được mô tả là "thứ thô sơ nhất, thuần khiết nhất trên mạng Internet". Nhiệm vụ của Spark chỉ đơn giản là "bắc cầu" giữa việc mua sắm trực tuyến và giao tiếp xã hội giữa cộng đồng người dùng Amazon, từ đó làm gia tăng thêm tính tương tác, và thúc đẩy mua sắm.
Một trong những điểm nhấn của dịch vụ đó là cho phép người dùng đăng hình ảnh của các sản phẩm mà họ yêu thích lên trang thông báo trạng thái. Từ đó, người dùng khác có thể chỉ đơn giản là nhấp chuột vào là đã có thể mua sản phẩm một cách dễ dàng.
Rất tiếc là "ý đồ" của Amazon Spark đã bị đánh sập bởi đối thủ Instagram - người cũng triển khai mô hình tương tự trên nền tảng của mình.
Các chuyên gia đánh giá rằng sở dĩ Instagram có thể dễ dàng thành công, còn Amazon không thể, là bởi họ đã sở hữu trong tay một tập người dùng khổng lồ, mà lại chủ yếu là giới trẻ. Trong khi đó, Amazon Spark thì gần như không có ai hay biết, và ngay cả khi nó biến mất khỏi Internet thì cũng không nhiều người nhận thấy sự khác biệt.
Trước Spark, mạng xã hội Google+ cũng đã bị khai tử do không đủ sức cạnh tranh với Facebook, Instagram.
Ngày 2/4 vừa qua, một ông lớn khác là Google cũng đành "ngậm ngùi" đóng cửa mạng xã hội Google+ dành cho người dùng cá nhân. Sau 8 năm được thành lập, Google+ từ việc mang theo niềm tin sẽ đánh bại gã khổng lồ Facebook trong "cuộc chơi" mạng xã hội, nhưng đã thất bại "toàn tập".
Năm 2018, Google công bố rằng tới 90% người dùng Google+ chỉ dùng mạng xã hội này trong 5 giây, tức đăng nhập vào rồi thoát ra ngay. Trong khi đó, con số này của Facebook lên tới 20 phút, đủ để ta thấy được sự khác biệt lớn như thế nào.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!