Diễn đàn chuyển đổi số Việt Nam: Công bố khung hướng dẫn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

P.V-Thứ năm, ngày 02/12/2021 11:22 GMT+7

Bộ tài liệu hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs thuộc 26 lĩnh vực

VTV.vn - Trọng tâm của Diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam 2021 là Công bố các Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs thuộc 26 ngành.

Tính đến tháng 12/2020, Việt Nam có hơn 811.000 doanh nghiệp. Doanh nghiệp SMEs chiếm tới 98,1% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp tới 45% GDP. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, qua các đợt đại dịch Covid-19 bùng phát, có trung bình 10.000 doanh nghiệp dừng hoạt động mỗi tháng, hầu hết trong số này cũng là các doanh nghiệp SME. Đây là một thành phần quan trọng nhưng lại dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế. Chuyển đổi số được xem làm một trong những giải pháp then chốt giúp SMEs từ sống sót đến bứt phá.

Diễn đàn chuyển đổi số Việt Nam: Công bố khung hướng dẫn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ảnh 1.

Diễn đàn chuyển đổi số 2021 được tổ chức theo hình thức trực tuyến

Chuyển đối số - "Tấm khiên chắn bão" cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đến nay, Chuyển đổi số đã trở thành một khái niệm phổ biến, một vấn đề nóng từ trong các chương trình nghị sự cấp cao đến những câu chuyện thường ngày của người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, khảo sát của VINASA tại Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020, cho biết 69% doanh nghiệp được khảo sát không biết lựa chọn đối tác nào để triển khai chuyển đổi số, 72% không biết bắt đầu từ đâu, 92% không biết chuyển đổi số như thế nào.

Hiểu được khó khăn chồng khó khăn của các doanh nghiệp SMEs, VINASA đã thành lập hội đồng chuyên gia xây dựng Khung hướng dẫn Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SMEs bao gồm gần 40 chuyên gia là lãnh đạo cao cấp các doanh nghiệp công nghệ đang dẫn đầu về Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực MISA, SAPO, SSG, Bravo, FSI, An Vui, Nexttech, FPT, Viettel, VNPT, VCCorp, Hài Hòa, Getfly, VietISO, BASE, SmartLog, Savis, EzCloud, FSI…. 

Hội đồng đã lựa chọn và phân nhóm chuyên gia theo kinh nghiệm thực tiễn triển khai chuyển đổi số cho từng ngành. Kết hợp giữa kinh nghiệm thực tiễn, thực trạng và xu hướng phát triển của từng ngành nghề và tham khảo mô hình tham chiếu, 26 lĩnh vực đã được lựa chọn để xây dựng khung chuyển đổi số phù hợp nhất với SMEs của Việt Nam.

Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho mỗi lĩnh vựa sẽ bao gồm 05 phần cơ bản: Thực trạng và xu hướng phát triển; Khung hướng dẫn chuyển đổi số; Bộ giải pháp chuyển đổi số; Khuyến nghị những kỹ năng số cần đào tạo cho nhân sự; Bộ tiêu chí đánh giá.

VINASA cho biết thêm, sau 4 tháng xây dựng với sự đóng góp của hơn 40 chuyên gia, lãnh đạo các doanh nghiệp CNTT cung cấp dịch vụ chuyển đổi số, bộ tài liệu hướng dẫn với 26 lĩnh vực riêng biệt thuộc 03 khối thương mại, dịch vụ và sản xuất (quy mô nhỏ) đã được hoàn thành. Tiêu biểu là các lĩnh vực: Bán lẻ, Giáo dục đào tạo, Vận tải kho bãi (Logistics), F&B, Du lịch khách sạn, vận tải hành khách, may mặc, thủy sản, sắt thép…

FSI đồng hành chặng đường chuyển đổi số cùng SMEs

Tại buổi tọa đàm "Chuyển đổi SMEs - từ sống sót đế bứt phá", ông Cao Hoàng Anh - Phó Tổng Giám đốc FSI tập trung làm rõ các câu hỏi đau đầu của doanh nghiệp SMEs: Nên bắt đầu chuyển đổi số như thế nào? Sau khi đã cơ bản hoàn thành chuyển đổi số cơ bản thì bước tiếp theo các doanh nghiệp cần làm gì? Chuyển đổi số sẽ hướng đến mục tiêu sau cùng là gì?...

Ông cho biết: "Quá trình chuyển đổi số vẫn còn là thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều quy trình vẫn chưa được tự động hóa, nhiều phương pháp làm việc thủ công vẫn được duy trì và các doanh nghiệp SMEs đang tập trung vào giải quyết sự kém hiệu quả của các cách làm cũ, họ chỉ mới đang bắt đầu tạo ra một kế hoạch chuyển đổi số và hành trình chuyển đổi số còn rất nhiều việc cần giải quyết."

Cũng theo ông Hoàng Anh, một số rào cản lớn nhất mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta đang phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi số phải kể đến là thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số, thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp…

Trong khi các doanh nghiệp lớn họ đã có sẵn hoặc có rất nhiều tiềm lực để có thể hoàn thiện chuyển đổi số, thì các doanh nghiệp SMEs lại không dư dật về kinh phí để đầu tư cho hệ sinh thái chuyển đổi số như nền tảng, giải pháp, ứng dụng… Do đó, để SMEs không bị bỏ rơi bên lề trong công cuộc chuyển đổi số thì chúng ta cần tìm được giải pháp giúp SMEs tiết kiệm chi phí, tối ưu về vận hành và phù hợp với từng quy mô doanh nghiệp

Theo đó, ông Hoàng Anh đã gợi ý một giải pháp chuyển đổi số mà các doanh nghiệp SMEs có thể ứng dụng vào luôn chính là Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE. Đây được coi là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chủ động và sẵn sàng trong trạng thái bình thường mới.

Tại Phiên giới thiệu giải pháp, dịch vụ chuyển đổi số, ông Lê Phương - Phó Ban Chuyển đổi số công ty FSI đặc biệt nhấn mạnh: "WEONE giúp doanh nghiệp quản lý và điều hành doanh nghiệp tổng thể trên 01 hệ thống; Liên kết và vận hành quy trình làm việc một cách tự động; Lên kế hoạch và kiểm soát công việc khoa học giúp tối ưu hiệu suất; Cập nhật báo cáo 24/7 giúp bám sát mục tiêu và ra quyết định nhanh chóng".

Ông cho biết thêm: "Với tiêu chí giúp người dùng bao quát được toàn bộ công việc, WEONE cho phép các nhà quản lý setup một quy trình làm việc khép kín từ bước tiếp nhận thông tin, giám sát tiến độ công việc đến cập nhật báo cáo... từ đó theo sát được hiệu suất làm việc của từng nhân sự trong hệ thống và đưa ra phương án điều chỉnh hợp lý khi cần thiết, giúp nâng cao chất lượng bộ máy vận hành của doanh nghiệp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước