Trong tháng 4 vừa qua, Ngân hàng Thế giới cho biết sẽ chỉ có dưới 24 triệu người có khả năng thoát khỏi đói nghèo trên khắp khu vực Đông Á và Thái Bình Dương trong năm nay do ảnh hưởng của đại dịch.
Đại dịch COVID-19 đã chứng minh những lợi ích mà nền kinh tế số đem lại bao gồm: Đáp ứng nhanh, ứng phó với mọi cú sốc và dễ dàng thích nghi. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á khởi động lại một cách thành công và bắt đầu giai đoạn phục hồi kinh tế. Chính phủ Việt Nam cũng đã ưu tiên xây dựng nền kinh tế số dễ dàng tiếp cận cho mọi người dân trước khi đại dịch diễn ra.
Ông Ajay Banga, Giám đốc Điều hành của Mastercard chia sẻ, việc giúp mọi người có thể tiếp cận với nền kinh tế số cơ hội để phát triển xã hội bền vững về mặt thương mại.
Theo đó, đại gia thẻ tín dụng đã mở rộng cam kết toàn cầu về tài chính bao trùm với cam kết đưa 1 tỷ người và 50 triệu doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tiếp cận với nền kinh tế số vào năm 2025. Là một phần của nỗ lực này, 25 triệu nữ doanh nhân trên toàn cầu sẽ được tập trung hỗ trợ cùng các gói giải pháp giúp họ phát triển doanh nghiệp.
Hiện nay, tại Ấn Độ và Indonesia, Mastercard đang giới thiệu nền tảng tín dụng vi mô mở ra quyền tiếp cận tín dụng cho các chủ cửa hàng, những người chưa từng tham gia hệ thống tài chính trước đây; tại Bangladesh và Campuchia, Mastercard hợp tác với ngành may mặc để số hóa chuỗi cung ứng thông qua việc giới thiệu sự kết hợp giữa bảng lương kỹ thuật số và công cụ giáo dục.
Còn tại Việt Nam, Mastercard đang hợp tác với tổ chức CARE Quốc tế hỗ trợ các ngân hàng và các công ty công nghệ tài chính điều chỉnh các dịch vụ và sản phẩm tài chính để đưa phụ nữ vào hệ thống tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, với mục tiêu tiếp cận hơn 1 triệu phụ nữ tại Việt Nam...
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!